Mới nhất: Cập nhật ưu đãi thuế doanh nghiệp sản xuất phần mềm

4.7/5 - (15 bình chọn)

Trước đây, việc lập hồ sơ hưởng ưu đãi thuế cho doanh nghiệp sản xuất phần mềm khá phức tạp. Tuy nhiên, với việc cập nhật luật Thuế mới nhất, việc lập hồ sơ đã đơn giản hơn. Bài viết này của 1KETOAN sẽ làm rõ các vấn đề trên nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp.

uu-dai-thue-doanh-nghiep-san-xuat-phan-mem
Ưu đãi thuế doanh nghiệp sản xuất phần mềm

CẬP NHẬT ĐIỀU KIỆN ƯU ĐÃI THUẾ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT PHẦN MỀM

Ưu đãi thuế Doanh nghiệp sản xuất phần mềm được thông tin chi tiết như sau:

Đối với các dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm phần mềm thuộc danh mục sản phẩm phần mềm và đáp ứng quy trình về sản xuất sản phẩm phần mềm theo quy định của pháp luật, được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

 Cụ thể:

– Nếu là doanh nghiệp sản xuất phần mềm:

Kể từ khi thành lập được áp dụng thuế suất thuế TNDN từ hoạt động sản xuất phần mềm như sau:

+ Từ năm 1 đến năm 4: Doanh nghiệp được miễn thuế TNDN từ hoạt động sản xuất phần mềm.

+ Từ năm 5 đến năm 13 (9 năm tiếp theo): Giảm 50% thuế TNDN với mức thuế ưu đãi là 10%, như vậy doanh nghiệp sản xuát phần mềm chỉ phải nộp 5%  thuế TNDN đối với hoạt động sản xuất phần mềm.

+ Từ năm 14 đến năm 15 (thuế suất 10% trong 15 năm): Áp dụng mức thuế suất 10% đối với khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh phần mềm. 

+ Từ năm 16 trờ đi: Nộp thuế TNDN như DN bình thường (Từ năm 2016 trờ đi là 20%)

 Nếu là doanh nghiệp mua/bán phần mềm thì không được hưởng ưu đãi về thuế TNDN như trên.

Tuy nhiên, định nghĩa “dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm phần mềm ” đã được cập nhật. Cụ thể, cần tham khảo tại Thông tư số 13/2020/TT-BTTTT của bộ Thông tin truyền thông thay thế cho thông tư cũ.

THÔNG TƯ 13/2020/TT-BTTTT VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT PHẦN MỀM

Thông tư 13/2020/ TT- BTTTT được coi là Hướng dẫn cụ thể nhất cho doanh nghiệp Sản xuất phần mềm. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thực sự hiểu rõ quy định của Luật dịnh này.

>> Tham khảo thông tư tại đây

Các công đoạn trong quy trình sản xuất phần mềm

Điều 3 quy định rõ, Các công đoạn trong quy trình sản xuất phần mềm, bao gồm 7 bước của quy trình sản xuất phần mềm gắn với thực tế:

1. Xác định yêu cầu,

2. Phân tích và thiết kế,

3. Lập trình, viết mã lệnh,

4. Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm,

5. Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm phần mềm,

6. Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành sản phẩm phần mềm,

7. Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm.

Tại điều 3 này, sẽ làm rõ các bước có thể có trong quy trình này.

Doanh nghiệp nào là doanh nghiệp có hoạt động sản xuất phần mềm?

Điều 4 của thông tư hướng dẫn chi tiết hơn, tuy nhiên, nội dung quan trọng nhất là :

Hoạt động sản xuất một sản phẩm phần mềm của tổ chức, doanh nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư này được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình khi đối với sản phẩm đó tổ chức, doanh nghiệp thực hiện ít nhất một trong hai công đoạn: Xác định yêu cầu, Phân tích và thiết kế 

Như vậy, tại hồ sơ Quy trình sản xuất phần mềm sẽ phải gồm ít nhất một trong hai công đoạn: Xác định yêu cầu , Phân tích và thiết kế.

Điều 4 quy định chi tiết hơn các nội dung tài liệu chứng minh hoạt động này.

Trách nhiệm của Tổ chức, doanh nghiệp

Điều 5 của Thông tư quy định cụ thể như sau:

2. Tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại Thông tư này có trách nhiệm:

a) Tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ đề xuất ưu đãi thuế cho hoạt động sản xuất phần mềm và tự xác định hoạt động sản xuất phần mềm đáp ứng quy trình.

b) Gửi, cập nhật thông tin về sản phẩm phần mềm, công đoạn trong hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình, mức thuế được khấu trừ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) để tổng hợp.

c) Đảm bảo các hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và các sản phẩm phần mềm của mình không vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật liên quan khác.

Như vậy, doanh nghiệp sản xuất phần mềm sẽ phải có các chứng từ sau:

1. Báo cáo gửi Bộ thông tin truyền thông

  • Báo cáo cập nhật thông tin hoạt động sản xuất phần mềm;
  • Báo cáo quy trình công đoạn sản xuất phần mềm .

2. Giấy phép nên có: Giấy phép bản quyền phần mềm nhằm đảm bảo không vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.

Doanh nghiệp tự xác định hồ sơ sản xuất phần mềm, mức thuế ưu đãi và giải trình với cơ quan Thuế.

Doanh nghiệp có cần xác nhận hoạt động sản xuất phần mềm?

Tham khảo trả lời của Bộ thông tin truyền thông về vấn đề này:

Doanh nghiệp có cần phải có xác nhận của Bộ Thông tin và Truyền thông/Sở Thông tin và Truyền thông về hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình để được xem xét ưu đãi thuế không? Cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình?


Trả lời:
Doanh nghiệp không cần phải có xác nhận của BTTTT/Sở Thông tin và Truyền thông về hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình để được xem xét ưu đãi thuế. Thông tư số 13/2020/TT-BTTTT và Nghị định số 218/2013/NĐ-CP KHÔNG quy định việc doanh nghiệp phải có xác nhận về hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình mới được xem xét ưu đãi thuế.
Thông tư số 13/2020/TT-BTTTT quy định trách nhiệm xác định hoạt động sản xuất phần mềm đáp ứng quy trình thuộc về doanh nghiệp. Cụ thể quy định tổ chức, doanh nghiệp “Tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ đề xuất ưu đãi thuế cho hoạt động sản xuất phần mềm và tự xác định hoạt động sản xuất phần mềm đáp ứng quy trình”. 

XÁC ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHẦN MỀM MỚI

Đây là một trong những vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp sản xuất phần mềm lưu tâm. Như thế nào là Dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực phần mềm?

Để hiểu sâu hơn về Dự án đầu tư, chúng ta phải tham khảo chi tiết tại Luật Đầu Tư 2020

Doanh nghiệp có phải dự án đầu tư ?

Điều 21, 22 quy định:

Điều 21. Hình thức đầu tư

1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

3. Thực hiện dự án đầu tư.

4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

1. Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

a) Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

b) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;

c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Như vậy, một nhà đầu tư trong nước thành lập doanh nghiệp (tổ chức kinh tế) chính là một dự án đầu tư.

Dự án đầu tư phần mềm có cần Giấy phép đăng ký đầu tư ?

Tại Điều 37 luật đầu tư quy định rõ

Điều 37. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;

c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

3. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.

4. Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này.

Như vậy, một doanh nghiệp là một dự án đầu tư và với việc sản xuất phần mềm là doanh nghiệp trong nước thì không cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ( giấy phép đầu tư – tên thường gọi ) nữa.

CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐƯỢC ƯU ĐÃI THUẾ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT PHẦN MỀM?

Như vậy, dựa trên các thông tin đã cung cấp, thì Doanh nghiệp sản xuất phần mềm hãy thực hiện các công việc sau:

Chuẩn bị bộ hồ sơ xác định các bước sản xuất phần mềm theo hướng dẫn sau

  • Hồ sơ xác định các bước sản xuất phần mềm đáp ứng quy trình bắt buộc theo Thông tư 13/2020/TT-BTTTT ( Lưu nội bộ) 
  • Báo cáo hoạt động sản xuất phần mềm  lên cơ quan Bộ thông tin truyền thông
  • ( Lập báo cáo đi kèm với hồ sơ xác định gửi đến Vụ thông tin và truyền thông )
  • Công văn gửi sở kế hoạch đầu tư về việc thông báo hoạt động sản xuất phần mềm

Tuy nhiên, phải lưu ý một số trường hợp về kinh doanh phần mềm trong thực tế

  • Doanh nghiệp chỉ thương mại phần mềm sẽ không được ưu đãi thuế
  • Doanh nghiệp gia công phần mềm cho DN khác, không có đủ các bước và không đăng ký hồ sơ chuẩn với nội dung ưu đãi thuế sẽ không đủ điều kiện được ưu đãi thuế
  • Doanh nghiệp nên làm hồ sơ ưu đãi với toàn bộ các sản phẩm bên mình sản xuất ra.
  • Doanh nghiệp chỉ được ưu đãi với các Doanh thu từ các sản phẩm đã đăng ký hồ sơ ưu đãi Thuế.

1ketoan.com đang hỗ trợ công việc chuẩn bị các hồ sơ ưu đãi Thuế này với các Doanh nghiệp

>> Thông tin về ưu đãi Thuế doanh nghiệp sản xuất phần mềm trước đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *