Ưu đãi Thuế, miễn Thuế cho doanh nghiệp sản xuất phần mềm

5/5 - (6 bình chọn)

Hiện nay, nhà nước đang chủ trương thực hiện Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong số đó, phần mềm và giải pháp là một trong những vấn đề được chú trọng hàng đầu. Cùng với đó, việc ủng hộ quốc gia khởi nghiệp cũng là yếu tố quan trọng. Vì vậy, cơ chế ưu đãi thuế, miễn thuế cho doanh nghiệp liên quan đến phần mềm cũng được lưu ý hết sức. Hãy cùng 1ketoan làm rõ những ưu đãi đặc biệt này.

Ưu đãi Thuế, miễn Thuế cho doanh nghiệp sản xuất phần mềm

Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Theo điều 4 khoản 21 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về những đối tượng không chịu thuế GTGT có quy định

“Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật”

Như vậy sản xuất  phần mềm máy tính và dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Tất cả các doanh nghiệp làm dịch vụ phần mềm đều viết hóa đơn GTGT 0% và sẽ không bị thu thuế GTGT cho sản phẩm của mình.

Thuế Thu nhập doanh nghiệp ( TNDN)

 Quy định về thuế suất và mức ưu đãi Thuế TNDN đối với doanh nghiệp phần mềm được quy định tại điều 19 và điều 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 như sau:

 “Điều 19. Thuế suất ưu đãi

  1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:

“b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng – kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học.”

 Điều 20. Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế

  1. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:

“a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này.”

 Kết luận về Thuế suất thuế TNDN đối với doanh nghiệp phần mềm:

Đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm:

Đối với các dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm phần mềm thuộc danh mục sản phẩm phần mềm và đáp ứng quy trình về sản xuất sản phẩm phần mềm theo quy định của pháp luật, được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

 Cụ thể:

– Nếu là doanh nghiệp sản xuất phần mềm:

Kể từ khi thành lập được áp dụng thuế suất thuế TNDN từ hoạt động sản xuất phần mềm như sau:

+ Từ năm 1 đến năm 4: Doanh nghiệp được miễn thuế TNDN từ hoạt động sản xuất phần mềm.

+ Từ năm 5 đến năm 13 (9 năm tiếp theo): Giảm 50% thuế TNDN với mức thuế ưu đãi là 10%, như vậy doanh nghiệp sản xuát phần mềm chỉ phải nộp 5%  thuế TNDN đối với hoạt động sản xuất phần mềm.

+ Từ năm 14 đến năm 15 (thuế suất 10% trong 15 năm): Áp dụng mức thuế suất 10% đối với khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh phần mềm. 

– Từ năm 16 trờ đi: Nộp thuế TNDN như DN bình thường (Từ năm 2016 trờ đi là 20%)

 – Nếu là doanh nghiệp mua/bán phần mềm thì không được hưởng ưu đãi về thuế TNDN như trên.

Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp sản xuất phần mềm thuộc loại nào?

Rõ ràng, với việc Thuế TNDN phụ thuộc rất lớn vào việc Doanh nghiệp có được xác định là Doanh nghiệp sản xuất phần mềm hay không?

Vậy việc này được đánh giá như thế nào ?

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 16/2014/TT-BTTTT ngày 18 tháng 11 năm 2014 quy định về hoạt động sản xuất phần mềm.

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 01 năm 2015.

Phần mềm (hay sản phẩm phần mềm) là một tập hợp gồm những câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình, theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.

Tổ chức, doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất phần mềm phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, hoặc văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ do người có thẩm quyền cấp.

Quy trình sản xuất phần mềm phải thông qua 7 bước sau:

  1. Xác định yêu cầu.
  2. Phân tích và thiết kế.
  3. Lập trình, viết mã lệnh.
  4. Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm.
  5. Hoàn thiện, đóng gói phần mềm.
  6. Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành phần mềm.
  7. Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm.

Hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng đúng quy trình nêu trên là hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm nhằm tạo mới hoặc nâng cấp, chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm phần mềm.

Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm phải:

  • Tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ khai báo liên quan cũng như việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm của mình.
  • Định kỳ trước ngày 15 tháng 3 hàng năm gửi báo cáo tình hình hoạt động sản xuất phần mềm về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) theo quy định hiện hành.
  • iii) Đảm bảo các hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và các sản phẩm phần mềm của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật liên quan khác.

Căn cứ vào tình hình thực tế và chính sách phát triển trong từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét, điều chỉnh quy trình, nguyên tắc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình cho phù hợp.

>> Xem thêm về Thông tin cho doanh nghiệp tại đây

Để hưởng ưu đãi thuế TNDN thì doanh nghiệp CẦN CÓ GIẤY PHÉP CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT PHẦN MỀM. Căn cứ theo khoản b, mục 1, điều 19 thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN 

“Điều 19. Thuế suất ưu đãi

1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) 

b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng – kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học.”

– Để được xác định là đối tượng không chịu thuế GTGT thì anh cần chứng minh phần mềm bên mình sản xuất theo đúng quy trình, thông tư số 16 /2014/TT-BTTTT


CẬP NHẬT ƯU ĐÃI THUẾ MỚI NHẤT TỪ SAU 19/08/2020

Từ sau 19/08/2020, cơ quan Bộ thông tin truyền thông đã ra thông tư mới về việc định nghĩa Doanh nghiệp sản xuất phần mềm. Doanh nghiệp có thể tự tham khảo thông tin tại đây

Câu hỏi quan trọng nhất là “Doanh nghiệp làm sao để được hưởng ưu đãi Thuế ? “. Hiện nay đã có câu trả lời. Cụ thể như sau

Doanh nghiệp sản xuất phần mềm hãy thực hiện các công việc sau:

Chuẩn bị bộ hồ sơ xác định các bước sản xuất phần mềm theo hướng dẫn sau

  • Hồ sơ xác định các bước sản xuất phần mềm đáp ứng quy trình bắt buộc theo Thông tư 13/2020/TT-BTTTT ( Lưu nội bộ) 
  • Báo cáo hoạt động sản xuất phần mềm  lên cơ quan Bộ thông tin truyền thông
  • ( Lập báo cáo đi kèm với hồ sơ xác định gửi đến Vụ thông tin và truyền thông )
  • Công văn gửi sở kế hoạch đầu tư về việc thông báo hoạt động sản xuất phần mềm

Tuy nhiên, phải lưu ý một số trường hợp về kinh doanh phần mềm trong thực tế

  • Doanh nghiệp chỉ thương mại phần mềm sẽ không được ưu đãi thuế
  • Doanh nghiệp gia công phần mềm cho DN khác, không có đủ các bước và không đăng ký hồ sơ chuẩn với nội dung ưu đãi thuế sẽ không đủ điều kiện được ưu đãi thuế
  • Doanh nghiệp nên làm hồ sơ ưu đãi với toàn bộ các sản phẩm bên mình sản xuất ra.
  • Doanh nghiệp chỉ được ưu đãi với các Doanh thu từ các sản phẩm đã đăng ký hồ sơ ưu đãi Thuế.

1ketoan.com đang hỗ trợ công việc chuẩn bị các hồ sơ ưu đãi Thuế này với các Doanh nghiệp

KẾT LUẬN

Như vậy, việc miễn Thuế , ưu đãi thuế cho doanh nghiệp sản xuất phần mềm là có điều kiện. Để doanh nghiệp có thể nhận được ưu đãi, cần hoàn thiện các hồ sơ của Bộ Thông tin & truyền thông cũng như Bộ tài chính. Sau khi được cơ quan nhà nước phê duyệt, doanh nghiệp bắt đầu được hưởng ưu đãi.

Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn chuyên sâu về Thuế? Chưa có Kế toán phụ trách chuyên môn Thuế? Mong muốn làm rõ, hiểu rõ hơn về lĩnh vực này? Hãy truy cập 1ketoan.com và tìm hiểu. Hoặc anh chị liên hệ Hotline: 0888.005.630.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *