Mất, cháy, hỏng hóa đơn giá trị gia tăng ( GTGT)? Cần làm gì ?

5/5 - (1 bình chọn)

Trong thực tế, rất nhiều trường hợp xảy ra dẫn đến việc mất cháy, hỏng hóa đơn giá trị gia tăng. Vậy trong trường hợp này, chủ doanh nghiệp/ Kế toán viên nên làm gì?

Nguyên nhân việc mất, cháy, hỏng hóa đơn giá trị gia tăng

  • Do sơ suất của cá nhân Kế toán viên bên mụa/ bên bán
  • Do thất lạc trong quá trình chuyển giao/ vận chuyển
  • Do phát sinh chứng từ thay thế hoặc bổ sung trong cùng đơn hàng
  • Do việc liên lạc giữa 2 bên bán/ mua chưa rõ ràng
  • Do sự cố bất khả kháng: Hỏa hoạn, cháy nổ, thiên tai….

Nếu trường hợp mất hóa đơn xảy ra, cần làm gì?

Theo thông tư Thông tư 39/2014/TT-BTC, ngay tại thời điểm phát hiện ra sự cố, cần:

  • Lập báo cáo mất hóa đơn (trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra mất, cháy, hỏng) Mẫu báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn Mẫu số BC21/AC (Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC)
  • Thông báo lên cơ quan Thuế quản lý trực tiếp ( Nộp trực tiếp tại cơ quan Thuế quản lý hoặc nộp Online tại phần mềm HTKK)

Mức phạt với việc mất, hỏng hóa đơn?

Từ ngày 15/12/2016 : Mức phạt làm mất hóa đơn GTGT đầu ra sẽ từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000. (Theo Thông tư 176/2016/TT-BTC )

Cụ thể như sau:

  • Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.
  • Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn, trừ liên giao cho khách hàng (tức là mất liên 1, liên 3 ….), trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán. (Phạt từ 5 – 10tr)
  • Trường hợp người bán tìm lại được hoá đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.
  • Trường hợp người bán làm mất, cháy, hỏng các liên hoá đơn đã lập sai và đã xoá bỏ (người bán đã lập hoá đơn khác thay thế cho các hoá đơn đã lập sai và đã xoá bỏ) thì người bán bị phạt cảnh cáo.
  • Trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) có liên quan đến bên thứ ba, bên thứ ba do người bán thuê thì xử phạt người bán theo quy định tại điểm này.


Chú ý: Đây là mức phạt theo 1 lần làm báo cáo mất hóa đơn (1 lần làm báo cáo có thể mất nhiều hóa đơn). Nhưng nếu cơ quan thuế phát hiện ra việc bạn gộp nhiều lần lại để làm 1 lần báo cáo thì sẽ bị phạt theo từng lần làm mất.

Nếu bị mất hóa đơn (Liên 2: giao khách hàng) mà bị cướp giật và có xác nhận của Công an thì sẽ không bị xử phạt.

Lời khuyên cho kế toán viên

1ketoan.com vừa đưa ra cho các bạn kế toán viên, chủ doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến hóa đơn. Vậy, lời khuyên là gì

  • Lưu giữ hóa đơn khoa học, chính xác, theo ngày tháng và hồ sơ đầy đủ
  • Có quy trình lưu giữ và xử lý vi phạm
  • Chuyển giao hóa đơn trực tiếp là tốt nhất
  • Có biên bản bàn giao cụ thể khi vận chuyển
  • Đề xuất sử dụng hóa đơn điện tử là phù hợp nhất

Với việc thực hiện trên, hi vọng các doanh nghiệp sẽ không bị gặp phải vấn đề này.

>> Xem thêm thông tin về Kế toán Thuế tại đây

DỊch vụ kế toán Thuế qua phần mềm 1ketoan.com là phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hãy tìm hiểu thêm phương án thực hiện của chúng tôi qua website. Doanh nghiệp sẽ nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên giá. Hãy liên lạc Hotline: 0888.005.630

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *