Viên chức thành lập doanh nghiệp – Pháp luật có cho phép không?

5/5 - (4 bình chọn)

Hiện nay nhiều cá nhân có vốn và năng lực thường muốn đầu tư thành lập doanh nghiệp, một số viên chức đang làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập cũng tiến hành thành lập và quản lý doanh nghiệp bên ngoài. Tuy nhiên liệu Pháp luật có cho phép viên chức thành lập doanh nghiệp hay không? Cùng 1ketoan tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

vien-chuc-co-duoc-thanh-lap-doanh-nghiep-khong
Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không

Viên chức là gì

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010).

Trong đó: 

  • Vị trí việc làm: là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (căn cứ Điều 7 Luật Viên chức)
  • Đơn vị sự nghiệp công lập: Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước (theo Điều 9 Luật Viên chức)
  • Chế độ hợp đồng: Hiện nay viên chức được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc: Không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức, 2 loại hợp đồng này được quy định như sau:
  1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian từ 12 – 60 tháng;
  2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Như vậy những đối tượng nào đáp ứng được các điều kiện trên thì được coi là viên chức.

Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định

Theo Điều 14 Luật Viên chức 2010:

  • Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Viên chức thành lập doanh nghiệp – Pháp luật có cho phép không?

Theo Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp như sau:

  1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: 

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức

  1. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của luật này, trừ trường hợp sau đây:

b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng chống tham nhũng.

Lưu ý đối với từng loại hình doanh nghiệp

Theo căn cứ trên thì cán bộ, công chức, viên chức KHÔNG được phép thành lập doanh nghiệp, chỉ có thể tham gia góp vốn ở từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể:

  • Đối với công ty cổ phần, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách người trong hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp.
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì cán bộ, công chức, viên chức không thể tham gia góp vốn ở loại hình doanh nghiệp này vì loại hình doanh nghiệp này khi tham gia đồng nghĩa với việc có tư cách thành viên, đồng nghĩa với việc có vai trò quản lý trong đó.
  • Đối với công ty hợp danh thì cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn, không được tham gia với tư cách hợp danh. Chỉ với tư cách hợp vốn thì họ mới không có khả năng quản lý doanh nghiệp.
quy-dinh-phap-luat-ve-viec-vien-chuc-tham-gia-kinh-doanh

Như vậy, viên chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, chỉ được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Điều kiện, quy trình thành lập công ty

Xem thêm: Điều kiện, quy trình thành lập các loại hình công ty

Trên đây là một số chia sẻ của 1ketoan về vấn đề Viên chức thành lập doanh nghiệp. Liên hệ ngay hotline/zalo 24/7 0888005630 để được tư vấn miễn phí hoặc theo dõi thông tin về kế toán thuế, thành lập doanh nghiệp tại blog của 1ketoan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *