Doanh nghiệp/ cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cần lưu ý những vấn đề gì về Thuế ?

5/5 - (2 bình chọn)

Việt Nam đang ở trong quá trình hội nhập, rất nhiều cá nhân/ tổ chức nước ngoài tham gia đầu tư vào để sản xuất/ kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư của cá nhân/ tổ chức, có 1 vấn đề mà nhiều chủ doanh nghiệp/ nhà đầu tư người nước ngoài quan tâm: Tiền thuế phải nộp. Tại nước ngoài, các thông tin này rất rõ ràng. Tại Việt Nam, các thông tin này cũng ngày càng được làm rõ hơn trên luật thuế. Vậy luật pháp quy định như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với 1ketoan.com về những thông tin sơ bộ nhất mà doanh nghiệp nước ngoài nào cũng phải quan tâm: Thuế Giá trị gia tăng ( VAT) , Thuế thu nhập doanh nghiệp và Thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài.

1. Thuế Giá trị gia tăng ( GTGT – VAT)

Với doanh nghiệp đầu tư vào Việt nam kinh doanh thương mại/ sản xuất bán sản phẩm/ dịch vụ trong nước: Số tiền thuế VAT sẽ giống 100% với doanh nghiệp tại Việt Nam. Điều này được quy định chi tiết trong luật thuế.

Nếu nhà đầu tư nước ngoài mở doanh nghiệp tại Việt Nam với mục tiêu: Xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài ( Chủ yếu xuất sang nước đang đầu tư) thì sẽ cần chú ý 1 số thông tin sau:

  • Kiểm tra giấy chứng nhận đầu tư có phần thông tin ghi “ Doanh nghiệp được áp dụng chính sách cho doanh nghiệp chế xuất nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định cho doanh nghiệp chế xuất” hay không?
  • Trường hợp 1:  Được áp dụng chính sách cho doanh nghiệp chế xuất
    • DN Không thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT
    • Hàng hoá mua vào bên bán sẽ làm hải quan tại chỗ với mức thuế VAT 0%
    • Trường hợp này do đã được ưu đãi thuế đầu vào nên sẽ không có phát sinh hoàn lại thuế VAT
  • Trường hợp 2: Không thuộc đối tượng áp dụng chính sách cho doanh nghiệp chế xuất
  • Đầu ra xuất khẩu: 0%
  • Đầu vào: Được hoàn thuế đầu vào
  • Điều kiện hoàn thuế:
    • Số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300tr trở lên để được làm thủ tục hoàn thuế. 
    • Mỗi đợt hoàn thuế cơ quan thuế sẽ thực hiện kiểm tra trước hoặc sau hoàn thuế.

2. Thuế TNDN

Phần Thuế thu nhập doanh nghiệp của tất cả các dự án đầu tư nước ngoài, về cơ bản sẽ giống với các doanh nghiệp ở Việt nam nếu không thuôc đối tượng ưu đãi

Thuế TNDN  = ( Tổng doanh thu – Tổng chi phí hợp lệ ) x20%

Tuy nhiên, sẽ có những doanh nghiệp được ưu đãi về thuế, dựa trên vị trí đăng ký dự án ( chế xuất)

  • Xác định cụ thể vị trí của dự án nằm trong khu công nghiệp nào để xác định ưu đãi thuế TNDN cho DN trong khu công nghiệp
    • Miễn thuế 2 năm, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp , không thuộc địa bàn có điều kiện thuận lợi

Căn cứ khoản 3, điều 16, nghị định 218:  

Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định này và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi).

Địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi quy định tại Khoản này là các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh; trường hợp khu công nghiệp nằm trên cả địa bàn thuận lợi và địa bàn không thuận lợi thì việc xác định ưu đãi thuế đối với khu công nghiệp căn cứ vào địa bàn có phần diện tích khu công nghiệp lớn hơn. Việc xác định đô thị loại đặc biệt, loại I quy định tại Khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ quy định về phân loại đô thị.)

Với doanh nghiệp thương mại:

  • Địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư: 
  • Khu công nghiệp ( ngoại trừ KCN nằm trong khu vực có điều kiện kinh tế thuận lợi): Miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo 
  • Địa bàn kinh tế khó khăn: Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo, thuế suất 17% trong 10 năm.
  • Địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn: Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo, Thuế suất 10% trong 15 năm.

Trường hợp không thuộc đối tượng ưu đãi => Thuế suất thuế TNDN : 20%

  • Thuế TNDN  = ( Tổng doanh thu – Tổng chi phí hợp lệ ) x20%
  • Tổng doanh thu: Tổng doanh thu căn cứ trên hóa đơn, invoice thương mại khi xuất khẩu
  • Chi phí hợp lệ : Là các khoản chi phí có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật về thuế, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 

3. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

  • Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương của người nước ngoài 
  • Ở Việt Nam dưới 183 ngày => Cá nhân không cư trú => Thuế suất thuế TNCN: 20%
  • Ở Việt Nam từ đủ 183 ngày => Cá nhân cư trú => Thuế suất thuế TNCN: 10%
  • Chia lợi nhuận:
  • Chỉ chia khi doanh nghiệp có lãi
  • Thuế TNCN từ đầu tư vốn ( lợi nhuận được chia): 5%

Như vậy, việc lựa chọn phương án cho cá nhân đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam sẽ tùy theo tình hình nhu cầu của doanh nghiệp.

Để được tư vấn chi tiết hơn, doanh nghiệp FDI có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ Dịch vụ Kế toán Thuế 1ketoan.com. Hotline 0888.005.630

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *