Thanh Kiểm Tra Thuế 2021 Có Những Thay Đổi Gì Mới?
Thanh kiểm tra Thuế – Một từ mà không chủ doanh nghiệp hay Kế toán trưởng nào muốn nghe tới. Tuy nhiên, không phải việc thanh kiểm tra Thuế nào cũng là xấu. Kế toán viên phải cập nhật kiến thức, luật pháp để có thể xử lý hồ sơ một cách chuẩn chỉnh nhất. Vậy Thanh kiểm tra Thuế năm 2021 sẽ có những gì thay đổi? Lưu ý gì dành cho doanh nghiệp? Mời bạn cùng 1ketoan tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thanh kiểm tra Thuế doanh nghiệp là gì?
Kiểm tra, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế. Mục đích nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội.
Tuy nhiên, cần lưu ý có sự khác biệt giữa Kiểm tra và Thanh tra Thuế.
- Kiểm tra Thuế là việc làm thường xuyên, là nghiệp vụ của cán bộ quản lý Thuế. Thường thực hiện khi DN không thực hiện đúng các nghĩa vụ như Nộp tờ khai thuế, quyết toán thuế. Hoặc không nộp thuế theo đúng kỳ hạn. Những doanh nghiệp rủi ro cao về Thuế từ trước cũng được kiểm tra Thuế liên tục
- Thanh tra Thuế là hoạt động theo kế hoạch của cơ quan Thuế. Chủ yếu áp dụng cho DN có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị khiếu nại, tố cáo hoặc từ Báo cáo của Quản lý nhà nước về Kiểm toán cũng như có dấu hiệu rủi ro cao trong việc quản lý Thuế. Tuy nhiên, có thể diễn ra với DN bình thường theo lịch trình đặt trước của cơ quan Thuế.
Thanh Kiểm tra Thuế có thể diễn ra nhiều ngày tại Doanh nghiệp. Mục đích chính là xác minh số Thuế phải nộp của Doanh nghiệp. Vì vậy, Doanh nghiệp nếu đã có sự chuẩn bị tốt về hồ sơ Khai thuế thì không cần lo lắng quá nhiều về công tác Thanh Kiểm tra của cơ quan Thuế.
>>> Xem thêm: Thủ tục và thời gian thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế
Doanh nghiệp nào sẽ bị chú ý hơn tại kỳ thanh kiểm tra thuế 2021
Năm 2021 là năm quan trọng về việc áp dụng hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp. Cùng với đó là sự kết hợp quản lý của cơ quan Thuế tại các hệ thống điện tử. Vì vậy, thông tin của doanh nghiệp sẽ ngày càng minh bạch, rõ ràng.
Những doanh nghiệp thuộc các đối tượng sau sẽ có khả năng bị thanh – kiểm tra Thuế nhiều hơn:
- Việc thanh tra, kiểm tra tập trung đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, doanh nghiệp chuyển giá, doanh nghiệp liên tục báo lỗ,…
- Doanh nghiệp rủi ro cao về hóa đơn. Cụ thể như vấn đề về hóa đơn điện tử, phát hành hóa đơn, mua hóa đơn giấy,…
- Doanh nghiệp làm về lĩnh vực bất động sản, xăng dầu
- Doanh nghiệp làm về kinh doanh đa cấp
- Doanh nghiệp kinh doanh Online/ Games, thu nhập từ các sản phẩm điện tử
- Doanh nghiệp nhập khẩu ngành hàng có thuế xuất cao
- Doanh nghiệp xây dựng BOT, BT
- Doanh nghiệp FDI báo lỗ nhưng vẫn mở rộng kinh doanh
Những doanh nghiệp trên, nên chuẩn bị sẵn sàng cho việc Thanh kiểm tra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nếu hoạt động vẫn diễn ra bình thường, báo cáo đầy đủ, không cần lo lắng, chắc chắn công việc của doanh nghiệp sẽ được xử lý.
Lưu ý: Các doanh nghiệp thanh kiểm tra định kỳ vẫn diễn ra bình thường
>>> Xem thêm: Quy trình kiểm tra hồ sơ Thuế cơ bản khi thanh/kiểm tra Thuế
Những vấn đề cần lưu ý khi thanh kiểm tra thuế 2021
Với một doanh nghiệp thông thường, khi thanh kiểm tra Thuế thường rất lo lắng. Tuy nhiên, cơ quan Thuế cũng có những bí quyết riêng và những vấn đề thường quan tâm nhất định.
Vậy năm 2021 này, những vấn đề Thuế nào cần được Doanh nghiệp chú ý?
- Đầu tiên, hãy thực hiện nộp đầy đủ các báo cáo Thuế qua kênh Online, hiện nay cơ quan Thuế đang ưu tiên kiểm tra qua kênh này.
- Đặc biệt lưu ý đến vấn đề Thuế thu nhập cá nhân – bảo hiểm của doanh nghiệp. Hiện nay cơ quan Thuế và cơ quan Bảo hiểm kết hợp kiểm tra và đảm bảo thu đủ số Thuế từ doanh nghiệp.
- Nên áp dụng hóa đơn điện tử. Nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy, hãy có lý do hợp lý cho việc này.
- Những doanh nghiệp có những loại Thuế không thường xuyên phát sinh phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cho các loại thuế này.
- Nếu doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tại cơ sở khác ngoài trụ sở, phải đăng ký hồ sơ thuế đầy đủ để đảm bảo tính pháp lý.
- Thời gian kiểm tra Doanh nghiệp giảm, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị kỹ trước khi thanh kiểm tra, nếu không sẽ bị cưỡng chế, ấn định Thuế.
Càng trong thời gian tới, Việt Nam sẽ càng áp dụng những biện pháp để đảm bảo cho việc thanh kiểm tra Thuế doanh nghiệp được rõ ràng – minh bạch. Đảm bảo chỉ tiêu thu Thuế. Doanh nghiệp nên chú trọng vào việc đảm bảo hồ sơ của mình chuẩn chỉnh, và tinh thần sẵn sàng đóng Thuế nếu có phát sinh. Khi đó, mọi việc khi Thanh – Kiểm tra sẽ diễn ra tốt đẹp.
>>> Xem thêm: 20 vấn đề doanh nghiệp thường bị thanh kiểm tra Thuế quan tâm (P.1)