Rủi ro của doanh nghiệp khi nợ thuế

Rủi Ro Khi Nợ Thuế Của Doanh Nghiệp

4.5/5 - (4 bình chọn)

Tại Việt Nam, việc nợ Thuế thường hay diễn ra, một phần lớn là do thói quen của các Doanh nghiệp khi ứng xử với Thuế. Vậy rủi ro khi nợ thuế của doanh nghiệp là gì? Nhà nước áp dụng những chế tài gì cho Doanh nghiệp nợ thuế?

Tiền thuế nợ là gì?

Rủi ro của doanh nghiệp khi nợ thuế

Tiền thuế nợ là: các khoản tiền thuế; phí, lệ phí; các khoản thu từ đất; thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật (gọi chung là tiền thuế) nhưng đã hết thời hạn quy định mà NNT chưa nộp vào NSNN.

Doanh nghiệp phải nộp những loại thuế nào?

Doanh nghiệp phải nộp đầy đủ các khoản thuế để tránh những rủi ro

Để tránh những rủi ro khi nợ thuế. Doanh nghiệp cần chú ý những chi phí phải nộp cho ngân sách nhà nước như sau:

  • Lệ phí môn bài: Tiền lệ phí cơ bản để duy trì doanh nghiệp;
  • Thuế Giá trị gia tăng – VAT: Đây là khoản tiền Thuế mà Doanh nghiệp thường ít nợ hơn trừ những doanh nghiệp quá gặp khó khăn trong kinh doanh. Lý do là doanh nghiệp phải tiến hành kê khai/ nộp thuế theo tháng/ quý. Vì vậy, thông thường doanh nghiệp sẽ nộp tiền thuế VAT tương ứng với thời điểm này;
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp ( TNDN): Đây là khoản tiền Thuế Doanh nghiệp thường hay nợ. Lý do là 1 năm doanh nghiệp mới phải tự quyết toán một lần.
  • Các loại thuế khác của doanh nghiệp:
    1. Thuế xuất nhập khẩu: Đối tượng của loại thuế này là hàng hóa được phép xuất nhập khẩu qua biên giới nước ta
    2. Thuế tài nguyên: Thuế này đánh vào sản phẩm khai thác tài nguyên quốc gia chịu thuế để giúp nhà nước quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của nước ta
    3. Thuế tiêu thụ đặc biệt: đánh vào những sản phẩm hàng hóa dịch vụ đặc biệt
    4. Thuế nhà thầu: Thuế nộp hộ cho nhà thầu nước ngoài cung cấp sản phẩm cho Doanh nghiệp Việt Nam

Rủi ro gì cho doanh nghiệp khi nợ thuế?

Rõ ràng, việc nộp thuế cho cơ quan nhà nước là trách nhiệm của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cố tình nợ thuế, thì cơ quan Thuế sẽ phải có những chế tài quản lý cho phù hợp. Tránh để những rủi ro về việc thất thu ngân sách nhà nước.

Vì vậy, doanh nghiệp trước khi nghĩ đến chuyện nợ tiền nộp Thuế, phải tìm hiểu kỹ các rủi ro khi nợ thuế mình có thể gặp phải. Trước tiên, doanh nghiệp sẽ bị xử lý hành chính khi chậm nộp thuế. Trong đó hiện nay, có nhiều doanh nghiệp bị đăng toàn bộ thông tin nợ thuế lên các trang tổng cục Thuế.

Khi nào doanh nghiệp có khả năng bị cưỡng chế nợ thuế?

Theo điều 18, Thông tư Số: 129/2013/NĐ-CP:

(1) Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với người nộp thuế:

  1. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định; quá thời hạn gia hạn nộp thuế.
  2. Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
  3. Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày mà người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt).

(2) Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và Luật xử lý vi phạm hành chính.

(3) Đối với bên bảo lãnh nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt cho người nộp thuế theo văn bản bảo lãnh nếu đến thời hạn quy định mà người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào tài khoản của ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh phải nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt cho người nộp thuế theo văn bản bảo lãnh. Trường hợp, quá 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt theo văn bản chấp thuận của cơ quan thuế mà chưa nộp đủ thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật quản lý thuế và Luật xử lý vi phạm hành chính.

(4) Kho bạc Nhà nước không thực hiện việc trích tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế.

(5) Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền.

(6) Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt đến thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế thuộc đối tượng được cơ quan thuế ra quyết định cho nộp dần tiền nợ thuế, tiền phạt theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính thì chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thời gian được nộp dần tiền nợ thuế, tiền phạt.

>>> Chi tiết: Cưỡng chế nợ thuế là gì? Ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp?

Các hình thức cưỡng chế nợ thuế

Theo điều 18, Thông tư Số: 129/2013/NĐ-CP

Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:

  1. Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
  2. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
  3. Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
  4. Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
  5. Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
  6. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
  7. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều này được thực hiện theo quy định tại các Mục 2, 3, 4, 5, 6, 7 Chương này. Trường hợp đã ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo mà có thông tin, điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế trước đó thì người ra quyết định cưỡng chế có quyền quyết định thực hiện biện pháp cưỡng chế trước để bảo đảm thu đủ số tiền thuế, tiền phạt.

Trong trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời cho ngân sách nhà nước.

Bộ Tài chính quy định trình tự, thời gian áp dụng từng biện pháp cưỡng chế cụ thể; trình tự, thủ tục xác định người nộp thuế nợ tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.

Khi nào doanh nghiệp bị xét thuộc diện trốn thuế?

Căn cứ theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về Tội trốn thuế thì các hành vi sau sẽ được xem là hành vi trốn thuế:

  1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
  2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
  3. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
  4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
  5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
  6. Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
  7. Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
  8. Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
  9. Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.”;

Mức phạt của tội trốn thuế

Căn cứ theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về Tội trốn thuế.

Đối với cá nhân

(1) Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
  2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
  3. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
  4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
  5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
  6. Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
  7. Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
  8. Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
  9. Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.”;

[…]

Với pháp nhân thương mại

(5) Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

  1. Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  3. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
  4. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  5. Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.

Như vậy, Doanh nghiệp và cá nhân chủ doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro rất lớn khi nợ thuế. Từ các việc cưỡng chế nợ Thuế đến quy vào tội hình sự là Trốn Thuế. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp khi đã hoạt động kinh doanh phải có kế hoạch cụ thể cho việc nộp Thuế của mình. Việc đó phải bắt nguồn từ có kế hoạch cho việc làm Thuế cụ thể.

Kế hoạch của Doanh nghiệp bạn là như thế nào? Bạn đã có phương pháp để tối ưu số thuế phải nộp chưa ?

Nếu chưa, hãy liên lạc ngay đến Dịch vụ Kế toán Thuế 1ketoan.com, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tư  vấn và lập báo cáo sổ sách cho Doanh nghiệp để không phải lo về rủi ro khi “Nợ Thuế”

Hotline: 0888.005.630

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *