Những quy định mới về thuế GTGT và thuế TNDN theo Nghị định số 146/2017/NĐ-CP sửa đổi

Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ Sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2016/NĐ-CP và 12/2015/NĐ-CP về Luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

1. Sửa đổi quy định về đối tượng không chịu thuế VAT.

Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 100/2016/NĐ-CP và Nghị định 12/2015/NĐ-CP về thuế GTGT, thuế TNDN.Theo đó, sản phẩm xuất khẩu liên quan đến tài nguyên, khoáng sản (TNKS) không phải chịu thuế GTGT nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:

  • Sản phẩm xuất khẩu là TNKS chưa chế biến thành sản phẩm khác;
  • Sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính là TNKS có tổng trị giá TNKS cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên, trừ các trường hợp sau:
    • Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ TNKS mà trong quy trình chế biến đã ra sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu.
    • Sản phẩm do cơ sở kinh doanh (CSKD) trực tiếp khai thác và chế biến hoặc mua về để chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến thành sản phẩm xuất khẩu.
    • Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ nguyên liệu chính không phải là TNKS (TNKS đã chế biến thành sản phẩm khác).

2. Quy định mới về hoàn thuế VAT

Bên cạnh đó, Nghị định số 146/2017/NĐ-CP của sửa đổi, bổ sung quy định về hoàn thuế VAT. Cụ thể:
  • Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế VAT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế VAT theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế VAT đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.Trường hợp vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa nếu sau khi bù trừ với số thuế phải nộp, số thuế VAT đầu vào chưa được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.
  • Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế VAT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế VAT đầu vào xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế VAT tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
  • Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế VAT đối với trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.

3. Các Khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN

Quy định cũ: Nghị định 12/2015/2017/NĐ-CP

Quy định mới: Nghị định 146/2017/NĐ-CP

  • Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động;
  • Phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động;
  • Phần chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động được tính vào chi phí được trừ quy định tại khoản này phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty;
  • Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động;
  • Phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động;
  • Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại khoản này còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty;

 

[maxbutton id=”1″ url=”https://drive.google.com/open?id=1cSUHYsJSYhcb6-Nt3lviOa_CayhyMWGN” text=”TẢI NGHỊ ĐỊNH 146/2017/NĐ-CP” ]

[maxbutton id=”1″ url=”https://drive.google.com/open?id=1AhufC4miBWdYEqL7iqOwwQEOAjBoxNxv” text=”TẢI NGHỊ ĐỊNH 100/2016/NĐ-CP” ]

[maxbutton id=”1″ url=”https://drive.google.com/open?id=1dP6drFB-jAJQy-gtVtzLjskhZ664j30P” text=”TẢI NGHỊ ĐỊNH 12/2015/NĐ-CP” ]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *