Các lưu ý cần thiết khi lập báo cáo tài chính cuối năm

3.4/5 - (5 bình chọn)

Lập báo cáo tài chính cuối năm là công việc cần làm tại mỗi doanh nghiệp vào dịp cuối năm (cuối năm tài chính). Báo cáo tài chính nhằm ghi nhận và phản ánh lại toàn bộ quá trình hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm vừa qua.

Việc lập BCTC có rất nhiều vấn đề khó khăn, đòi hỏi người lập phải là kế toán có nhiều kinh nghiệm. Nếu kế toán không có nhiều kinh nghiệm sẽ rất dễ lập sai dẫn đến bị nộp lại BCTC hay bị phạt do sai sót.

Sau đây là một số lưu ý kế toán cần biết khi lập BCTC:

1. Các khoản chi phí của năm 2018 mà được thanh toán vào đầu năm 2019 => phải ghi nhận vào chi phí năm 2018.

Theo nguyên tắc và quy định của Luật thuế TNDN thì chi phí phát sinh năm nào, ghi nhận vào thu nhập tính thuế năm đó. Các khoản chi phí như tiền lương, điện thoại, internet… phát sinh của tháng 12/2018 thì phải ghi nhận vào chi phí của tháng 12/2018, tuy rằng sang tháng 01/2019 mới thanh toán.

2. Thực hiện kiểm kê tài sản cuối năm.

Tài sản bao gồm NVL, HH, CCDC,… phải được thực hiện kiểm kê và lập Biên bản kiểm kê tại thời điểm 31/12/2018. Chênh lệch phải được xử lý và ghi nhận vào BCTC năm 2018.

Chi tiết: Các vấn đề về kiểm kê tài sản: Mẫu – Quy trình – Mức phạt

3. Thực hiện việc đối chiếu công nợ cuối năm.

Công nợ bao gồm các khoản phải thu (131) phải trả (331), các khoản vay (341) và các khoản tạm ứng (141), phải thu (138) phải trả khác (3388)… phải được lập biên bản đối chiếu cho từng đối tượng, xác nhận, ký trên Biên bản đối chiếu công nợ. Việc này vừa đảm bảo tính chắc chắn của các khoản công nợ, và vừa tránh được việc bỏ sót các khoản chi phí/doanh thu trong năm.

4. Thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt cuối năm.

Phải có Biên bản kiểm kê quỹ tại ngày 31/12/2018, sao kê số phát sinh cả năm và số dư cuối của TKNH.

5. Thực hiện đối chiếu nợ thuế với cơ quan thuế, nợ BHXH với cơ quan BHXH.

Kế toán cần liên hệ các cơ quan chức năng này để xác nhận tính chắc chắn của các khoản phải trả phải nộp về thuế và BHXH.

6. Lương tháng 12/2018 được chi vào tháng 01 năm 2019 => thu nhập này là thu nhập chịu thuế TNCN năm 2019 của người lao động (KHÔNG được phép ghi nhận vào tờ khai QT thuế TNCN 2018).

Theo luật thuế TNCN, thời điểm tính thuế TNCN từ tiền lương tiền công là THỜI ĐIỂM CHI TRẢ. Cho nên lương tháng 12/2018 của NLĐ mà được chi trả vào tháng 01/2019 thì thuế TNCN được khai vào tháng 01/2019 và thể hiện trên quyết toán thuế TNCN 2019.

7. Tiền lương năm 2018 thanh toán chậm nhất 31/03/2019.

Các khoản nợ lương 2018 quá 90 ngày (đến 31/03/2019 vẫn chưa thanh toán) theo quy định luật thuế TNDN thì ko được ghi nhận vào chi phí được trừ của năm 2018.

8. Thực hiện việc trích trước chi phí, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản đầu tư, công nợ khó đòi.

Kế toán các DN nhỏ và vừa thường ít phát sinh các khoản trích trước và trích lập. Nhưng khi có phát sinh thì phải cực kỳ lưu ý nhé.

9. Thực hiện việc phân bổ thuế GTGT dùng chung cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế theo tỷ lệ doanh thu cả năm.

Luật thuế GTGT quy định, thuế GTGT đầu vào mà dùng chung cho đầu ra chịu thuế và đầu ra không chịu thuế thì được tính toán và phân bổ theo từng kỳ kê khai thuế (tháng/quý) theo đúng tỷ lệ doanh thu của tháng/quý đó. Nhưng cuối năm, phải thực hiện tính toán lại số thuế GTGT dùng chung được khấu trừ theo tỷ lệ (Doanh thu chịu thuế cả năm / Doanh thu tổng cộng cả năm), điều chỉnh chênh lệch tại kỳ khai thuế GTGT cuối cùng (tháng 18/2017 hoặc quý 4/2018).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *