Kỹ năng và thủ tục đầy đủ khi làm việc với đoàn thanh tra thuế
Bất cứ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động cũng có thể được tiếp đón đoàn thanh tra thuế. Đừng quá lo lắng vì ở bài viết này, 1KETOAN sẽ chia sẻ những thông tin, điều hạn thanh tra thuế. Với những kinh nghiệm được đúc kết từ các chuyên gia, doanh nghiệp sẽ có tinh thần sẵn sàng nhất, chỉn chu nhất khi làm việc với đoàn thanh tra thuế.
1. Khi nào sẽ tiến hành thanh tra thuế?
Theo Điều 113 Luật Quản lý thuế 2019, các trường hợp sẽ tiến hành thanh tra thuế bao gồm:
– Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
– Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
– Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
– Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.
2. Thời hạn thanh tra thuế diễn ra trong bao lâu?
3. Những lưu ý khi làm việc với đoàn thanh tra thuế
- Những vấn đề chưa chắc chắn, hồ sơ chứng từ bị thiếu thì xem lại, tìm lại rồi bổ sung và giải trình sau.
- Làm việc dựa trên luật, thông tư, nghị định một cách khéo léo, nhẹ nhàng.
- Giữ thái độ từ tốn, tạo không khí làm việc trên tinh thần hợp tác, lắng nghe, tiếp thu ý kiến và góp ý nhẹ nhàng.
- Tránh nói chuyện ngoài lề với cán bộ thuế để tránh các rủi ro về bảo mật thông tin.
- Chuẩn bị nhân sự đầy đủ để giải trình trong suốt quá trình làm việc. Các nhân sự nên là người nắm rõ từng công việc cần giải trình.
4. Các công việc cần chuẩn bị trước khi quyết toán thuế
1. Sắp xếp chứng từ gốc
- Sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào đầu ra: bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính. Hóa đơn đầu vào đầu ra được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng đã nộp cho cơ quan thuế.
- Mỗi chứng từ phải kèm theo:
- Hóa đơn bán ra phải kẹp theo phiếu thu nếu bán ra hoặc thu tiền vào đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho, kèm theo hợp đồng và thanh lý nếu có.
- Hóa đơn mua vào phải kẹp với phiếu chi và phiếu nhập kho, phiếu đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng, thanh lý nếu có.
- Tất cả phải có đầy đủ chữ ký theo chức danh.
- Nếu bán chịu phải kẹp phiếu kế toán và phiếu xuất kho kèm theo hợp đồng , thanh lý nếu có,…
- Kẹp riêng chứng từ của từng tháng, mỗi tháng một tập có bìa đầy đủ.
2. Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế
- Đi kèm theo chứng từ của năm nào là báo cáo của năm đó.
- Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN, hoàn thuế kèm theo của từng năm.
3. Chuẩn bị sổ sách đã in hàng năm (theo hình thức Nhật ký chung)
Số thứ tự các phiếu phải được đánh và sắp xếp tuần tự.
4. Sắp xếp các hợp đồng kinh tế
- Sắp xếp đầy đủ theo tuần tự từng hợp đồng đầu vào/ đầu ra
- Kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có: hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng
- Hợp đồng lao động và hệ thống thang bảng lương: hợp đồng lao động, bảng lương, phải có chữ ký đầy đủ.
- Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương.
5. Hồ sơ pháp lý
Chuẩn bị đầy đủ cả bản gốc và bản photo công chứng, các công văn đến/đi liên quan đến cơ quan thuế
6. Các kiểm tra khác
- Kiểm tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái)
- Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản: hóa đơn đầu ra – vào và sổ kế toán
- Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng
- Kiểm tra các khoản phải trả
- Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê khai thuế
- Đầu vào và đầu ra có cân đối
- Kiểm tra ký tá có đầy đủ
- Kiểm tra lại xem định khoản các khoản phải thu và phải trả định khoản có đúng
- Kiểm tra lại bảng lương xem ký có đầy đủ, số liệu trên sổ cái 334 và bảng lương có khớp không
Trên đây là các lưu ý và kỹ năng khi làm việc với thanh tra thuế, hy vọng bài viết của 1KETOAN đã cung cấp những thông tin hữu ích và cần thiết cho doanh nghiệp. Nếu cần thêm sự hỗ trợ và tư vấn về dịch vụ kế toán thuế – báo cáo tài chính, quý doanh nghiệp có thể liên hệ Hotline/Zalo: 0888.005.630 để nhận sự trợ giúp từ chuyên gia của 1KETOAN ngay bây giờ.