3 lỗi thường gặp khi làm báo cáo tài chính

3 Lỗi Lập Báo Cáo Tài Chính Thường Gặp

5/5 - (2 bình chọn)

Để lập được một bản Báo cáo tài chính đúng quy định không phải là điều dễ dàng, nhất là đối với doanh nghiệp có kế toán còn non trẻ, không có nhiều kinh nghiệm. Dưới đây là 3 lỗi lập báo cáo tài chính thường gặp dành cho mọi doanh nghiệp mà 1KETOAN muốn chia sẻ tới bạn đọc.

Mục đích của bản Báo cáo tài chính

Mục đích bản Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Thuế hay những người có nhu cầu sử dụng báo cáo tài chính để đưa ra các quyết định kinh tế. Bản báo cáo tài chính đầy đủ phải cung cấp những thông tin sau cho doanh nghiệp:

  • Vốn chủ sở hữu
  • Nợ phải trả
  • Tài sản
  • Lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
  • Doanh thu, thu nhập khác và các chi phí sản xuất kinh doanh
  • Các luồng tiền

Xem thêm: Báo Cáo Tài Chính 2023 Cần Chuẩn Bị Sổ Sách Gì?

3 lỗi lập Báo cáo tài chính thường gặp

Lỗi 1: Liên quan đến ghi nhận các chỉ tiêu theo kế toán, thuế

Số dư các tài khoản và sổ chi tiết không khớp nhau

  • Số dư tài khoản ngân hàng không khớp với số trên thông báo của ngân hàng.
  • Giá trị còn lại của các khoản chi phí trả trước trên bảng phân phối chi phí trả trước không khớp với số trên chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.
  • Số dư trên chỉ tiêu HTK không khớp với số dư trên bảng Nhập xuất tồn.

Bù trừ số dư nợ, có của công nợ phải thu, trả dẫn đến các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán bị lệch

Bao gồm 4 chỉ tiêu:

  • Phải thu khách hàng
  • Trả trước cho người bán
  • Phải trả người bán
  • Khách hàng trả tiền trước

Số dư trên chỉ tiêu thuế GTGT được khấu trừ khác so với số dư tại chỉ tiêu 43 của tờ khai GTGT nhưng chưa có bảng giải trình

  • Lý do: Có sự chênh lệch giữa chính sách thuế và quy định về hạch toán kế toán.
  • Giải pháp: Làm bảng giải trình, chú thích lại sự chênh lệch để giám sát hoặc giải trình khi cần.

Những sai sót liên quan đến hàng tồn kho

  • Số lượng nhập, xuất hàng hóa khác với hóa đơn.
  • Xuất kho nhầm mặt hàng.
  • Hàng tồn kho âm dù số dư cuối năm các tài khoản hàng tồn kho vẫn dương.
  • Gộp các mặt hàng khác nhau vào cùng một mã hàng (do tên các mặt hàng có tính chất tương tự nhau).

Công ty thực hiện dịch vụ vào tháng n, nghiệm thu tháng n+1… nhưng không treo lại chi phí

Nhiều doanh nghiệp dịch vụ thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ nghiệm thu vào tháng sau.

Theo quy định, những doanh nghiệp này phải xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu tính thuế, ghi nhận GTGT đầu ra tại ngày nhiệm thu dịch vụ hoàn thành (tháng sau phát sinh cung cấp dịch vụ). Có nghĩa là, doanh nghiệp phải treo lại 1 khoản chi phí tương ứng với doanh thu đó. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp đưa toàn bộ chi phí phát sinh trong năm vào tài khoản 632 dẫn tới việc tính chi phí thuế tăng.

Không tách ngắn hạn, dài hạn

Các tài khoản cuối năm không được phân tách rõ ràng thành ngắn hạn, dài hạn như chi phí trả trước, vay…

Ghi nhận nghĩa vụ thuế TNDN bị sai

Nhiều phần mềm kế toán đang tính thuế TNDN phát sinh trong năm theo công thức:

Thuế TNDN = Lợi nhuận kế toán trước thuế x thuế suất

Lý giải: Lợi nhuận kế toán trước thuế là lợi nhuận được ghi nhận theo quy định của chế độ, chuẩn mực kế toán. Nó khác so với thu nhập tính thuế TNDN do chênh lệch giữa kế toán và thuế.

Ghi nhận chi phí chưa hợp lý

Một số chi phí chưa hợp lý hay gặp trong thực tế như:

  • Ghi nhận chi phí xăng dầu nhưng không có căn cứ ghi nhận như Bảng kê cung đường vận chuyển, lịch trình xe.
  • Ghi nhận chi phí lãi vay toàn bộ vào tài khoản 635 mà không có vốn hóa đối với những đơn vị có vay để xây dựng, hình thành tài sản dở dang.
  • Chi phí tiền lương chưa có đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh nó hợp lệ.
  • Hàng biếu tặng, hàng mẫu có ghi nhận chi phí nhưng không xuất hóa đơn để ghi nhận thuế đầu ra.

Xem thêm: Hướng dẫn phân loại chứng từ kế toán trong doanh nghiệp

Lỗi 2: Liên quan đến tờ khai quyết toán thuế TNDN

Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Liên quan đến phụ lục chuyển lỗ

  • Nếu lãi được chuyển lỗ các năm trước bù trừ với lãi của năm nay: Không làm phụ lục chuyển lỗ khi năm nay thu nhập tính thuế dương. Nguyên tắc chuyển lỗ quy định rõ ràng trong TT 78/2014.
  • Lấy số lỗ trên bảng cân đối kế toán để đưa lên phụ lục chuyển lỗ. Nguyên tắc là phải lất trên các tờ khai thuế TNDN các năm trước để đưa lên.

Liên quan đến các chỉ tiêu B1 – B14

Các kế toán thường gặp khó khăn hoặc bỏ qua không điền vì không nắm rõ bản chất các chỉ tiêu này.

Xem thêm: Khi nào được miễn thuế, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)?

Lỗi 3: Liên quan đến tờ khai quyết toán thuế TNCN

Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân
  • Cá nhân thuộc diện khấu trừ toàn phần nhưng vẫn kê vào phụ lục số 1 để quyết toán và ngược lại.
  • Cá nhân thuộc diện được làm bản cam kết số 01 nhưng vẫn không xóa cột thuế TNCN trong phụ lục số 02.
  • Cá nhân không đủ điều kiện làm bản cam kết số 02 những vẫn làm và không tính thuế TNCN phải nộp.
  • Phản ánh sai chỉ tiêu số 21 và 22 trên tờ khai tổng hợp.
  • Cá nhân không đủ điều kiện ủy quyền quyết toán nhưng vẫn tích vào ô ủy quyền quyết toán.
  • Ghi nhận sai số tiền được giảm trừ gia cảnh.
  • Tính sai thu nhập chịu thuế TNCN.

Xem thêm: Thông Tin Về Báo Cáo Tài Chính – Quyết Toán Thuế Năm 2023

Giải đáp một số câu hỏi giúp doanh nghiệp tránh lỗi lập Báo cáo tài chính

Câu hỏi 1: Công ty mới thành lập được 1 năm nay đến kỳ BCTC nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu?

Trả lời

Theo luật kế toán:

  • Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn chín mươi ngày thì được phép cộng (+) với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng (+) với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm. Kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn mười lăm tháng.
  • Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó.

Do đó bạn không cần phải lập BCTC và không cần phải báo cho cơ quan thuế việc bạn không nộp BCTC.

Việc kê khai thuế GTGT, TNDN, TNCN bạn phải thực hiện theo hướng dẫn của từng loại.

Câu hỏi 2: Khi lập báo cáo lưu chuyển tiền: Dòng tiền chi mua sắm TSCĐ sẽ tính vào đây tổng số tiền đã thanh toán để mua TSCĐ (kể cả thuế GTGT) hay chi tính nguyên giá?

Trả lời

Nguyên tắc của luồng tiền hoạt động đầu tư khi chi là chi tiền ra nhằm tạo tài sản vốn hoá. Do đó, sẽ không bao gồm khoản thuế GTGT phải nộp. Thuế GTGT là thuế gián thu, nó sẽ đánh trên người tiêu dùng cuối cùng. Doanh nghiệp của bạn hoạt động kinh doanh sẽ có thuế đầu vào và đầu ra, khấu trừ lẫn nhau.

Câu hỏi 3: Trường hợp nào chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái – Mã số 417 của Bảng cân đối kế toán? Trường hợp nào được vốn hóa chênh lệch tỷ giá như đối với chi phí đi vay?

Trả lời

Chênh lệch tỷ giá không được vốn hóa như chi phí đi vay. Các trường hợp chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào bảng cân đối kế toán gồm:

  • Do chuyển đổi báo cáo tài chính lập bằng đồng tiền khác VND sang báo cáo tài chính bằng VND.
  • Do được Thủ tướng chính phủ cho phép.
  • Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp an ninh, quốc phòng.

Câu hỏi 4: Có được tái phân loại các khoản tiền gửi ngắn hạn có kỳ hạn gốc trên 3 tháng nhưng có kỳ hạn còn lại không quá 3 tháng thành tương đương tiền không?

Trả lời

Khoản tương đương tiền phải là khoản có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng, không tính đến kỳ hạn còn lại. Khoản tương đương tiền được phân loại ngay từ đầu, không tái phân loại một khoản đầu tư ngăn hạn thành tương đương tiền

Câu hỏi 5: Một số phần mềm không sử dụng tỷ giá ghi sổ mà sử dụng tỷ giá thực tế cho bên Có tài khoản tiền, tài khoản phải thu; Bên Nợ tài khoản phải trả. Điều này có phù hợp không?

Trả lời

Thông tư 53 đã cho phép áp dụng tỷ giá thực tế để ghi vào bên Có tài khoản tiền, tài khoản phải thu; Bên Nợ tài khoản phải trả. Cuối kỳ, sau khi đánh giá lại số dư nguyên tệ trên các tài khoản, căn cứ vào chênh lệch tỷ giá giữa bên Có và bên nợ các tài khoản tiền, phải thu, phải trả ghi nhận một lần vào doanh thu hoặc chi phí tài chính.

1KETOAN vừa chia sẻ tới bạn đọc 3 lỗi lập Báo cáo tài chính thường gặp. Để tránh những sai sót trên, 1KETOAN mang đến cho anh chị Dịch vụ báo cáo tài chính. Anh chị có thể tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY, hoặc liên hệ Hotline/Zalo (24/7): 0888.005.630 để được chuyên viên của chúng tôi tư vấn miễn phí!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *