Xử lý chi phí lương, bảo hiểm cho giám đốc công ty Một thành viên?
Vấn đề bảo hiểm – Thuế luôn là vấn đề liên quan trực tiếp đến nhau. Một trong những yếu tố mà nhiều DN nhỏ và siêu nhỏ đang mắc phải: Tìm phương án xử lý chi phí và đóng bảo hiểm cho giám đốc Công ty TNHH Một thành viên (MTV).
Hầu hết các Kế toán viên đều có chung thắc mắc về vấn đề này.
Vậy xử lý tình huống này ra sao?
Chi phí lương, bảo hiểm xã hội
- Nếu giám đốc có nhận lương:
Theo khoản 2 điều 6 của thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định:
“Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh thì không được tính vào chi phí được trừ.”
Đối tượng được hướng dẫn tại điểm 1.5 Khoản 1 Điều 4 Quyết định 595/QĐ- BHXH ngày 14 tháng 04 năm 2017 trong đó có quy định:
“Điều 4. Đối tượng tham gia
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:…
1.5. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương“.
Vì vậy doanh nghiệp vẫn có thể trả lương, tính bảo hiểm cho GĐ nếu GĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng khi tính thuế thì chi phí tiền lương này không được cho vào chi phí được trừ của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không trả lương, và cũng không muốn theo dõi phần chi phí bảo hiểm này, thì kế toán có thể làm phiếu thu, thu số tiền tham gia bảo hiểm của GĐ công ty để bổ sung vào quỹ bảo hiểm.
- Nếu giám đốc không nhận lương: Không cần tính chi phí lương và tham gia BHXH
Phương án xử lý việc tham gia Bảo hiểm
Nếu các giám đốc của công ty có nhu cầu xử lý , Các Công ty TNHH 1 thành viên vẫn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho giám đốc công ty này. Do đó khi hạch toán kế toán xử lý. Do đó giám đốc công ty TNHH vẫn được tham gia BHXH. Nhưng không được chi từ tiền của Doanh nghiệp. Mà cá nhân giám đốc phải tự chi và nhờ DN đóng hộ. Đây thực chất là hình thức đóng hộ thu hộ chứ không tính vào chi phí được hạch toán thuế của công ty
Doanh nghiệp vẫn có thể trả lương, tính bảo hiểm cho GĐ nếu GĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng khi tính thuế thì chi phí tiền lương này không được cho vào chi phí được trừ của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không trả lương, và cũng không muốn theo dõi phần chi phí bảo hiểm này, thì kế toán có thể làm phiếu thu, thu số tiền tham gia bảo hiểm của GĐ công ty để bổ sung vào quỹ bảo hiểm.
Kết luận
Như vậy, việc tham gia Bảo hiểm cho giám đốc công ty TNHH Một thành viên về cơ bản chỉ là thu hộ, đóng hộ nếu giám đốc có nhu cầu. Những chi phí này không được hạch toán vào chi phí doanh nghiệp.
Vậy các doanh nghiệp sẽ tập trung xử lý các chi phí khác bổ sung lại cho phù hợp với việc giám đốc cá nhân có nhu cầu đóng bảo hiểm xã hội.
>> Tham khảo thêm thông tin về Kế toán Thuế doanh nghiệp tại đây
Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xử lý các chi phí? Doanh nghiệp cần tư vấn và hạch toán chính xác? Chủ doanh nghiệp không nắm bắt được tình hình thuế?
Hãy sử dụng dịch vụ Kế toán Thuế 1ketoan.com. Bằng phần mềm chuyên nghiệp,chúng tôi có thể mang lại giá trị cho bạn.
Liên lạc Hotline: 0888.005.630
Là câu hỏi mà kế toán hay đặt ra khi làm việc trong công ty TNHH MTV hay đặt ra. Do 1 số công ty vẫn trả lương và đóng bảo hiểm cho giám đốc.