Thông tin thuế cho doanh nghiệp xây dựng thầu nhân công

Thông Tin Thuế Với Doanh Nghiệp Xây Dựng Thầu Nhân Lực

Với một doanh nghiệp làm về lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng nhỏ, mới thành lập, thì chủ yếu là làm việc về thầu nhân lực. Thông thường, doanh nghiệp này phát triển từ người quản lý đội thợ xây dựng đi lên. Tuy nhiên, đây lại là một trong những lĩnh vực có nhiều rủi ro về Thuế. Lý do: Rất khó khăn cho cơ quan thuế trong việc quản lý những cá nhân này. Vậy vấn đề  Thuế của doanh nghiệp có gì đáng quan tâm? Hãy cùng tìm hiểu với 1ketoan.com.

Mô hình hoạt động của công ty xây dựng

Mô hình của một công ty làm xây dựng nhỏ – siêu nhỏ thường sẽ có các đặc điểm sau:

  • Chủ Doanh nghiệp làm thầu nhân lực. Thuê nhân lực để làm các công trình, trả lương cho nhân công.
  • Thường là nhà thầu phụ
  • Làm theo công trình và cần xuất hóa đơn cho Doanh nghiệp nhận thầu chính
  • Doanh thu: Từ nhà thầu chính
  • Chi phí: Chủ yếu là nhân lực
  • Định hướng phát triển: Thường làm lớn hơn

Đặc thù:

  • Công việc không cố định tại một công trình
  • Nhân lực phát sinh theo thời điểm, tiến độ công trình, không ổn định
  • Khó kiểm soát thu nhập của nhân lực

Các câu hỏi về nghiệp vụ kế toán

Câu hỏi 1: Các khoản thuế mà doanh nghiệp cần đóng? Thuế doanh nghiệp? Thuế thu nhập cá nhân của các cổ đông/nhân viên?

Các khoản thuế doanh nghiệp phải đóng:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Công thức tính các khoản thuế trên?

  • Thuế TNDN = (Doanh thu – Chi phí) x 20%
  • Thuế TNCN = Tiền lương/lần trả x 10% 🡪 Áp dụng với lao động thời vụ: nhân viên tự do
  • Thuế TNCN = (Tiền lương/tháng – 9tr – 3.6tr x số người phụ thuộc – tiền BHXH khấu trừ) x biểu thuế lũy tiến 🡪 Áp dụng với lao động dài hạn: cổ đông công ty
  • Thuế GTGT = 10% x Doanh thu – 10% Giá trị mua vào

Lưu ý: Với ngành xây dựng thì phải quyết toán theo từng công trình.

Câu hỏi 2: Công ty có được hưởng các ưu đãi thuế nào không?

  • Lĩnh vực của công ty không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT
  • Lĩnh vực của công ty không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hưởng ưu đãi thuế TNCN
  • Người lao động không làm việc trong các dự án được hưởng ưu đãi thuế

Câu hỏi 3: Các phương án xử lý nhân công trong xây dựng là gì ?

Thông thường có 4 phương án chính:

  • Thuê công ty khác làm thầu phụ (có tư cách pháp nhân)
  • Khoán cho 1 cá nhân tự tổ chức đội thi công – Là cá nhân kinh doanh
  • Khoán cho 1 cá nhân tự tổ chức đội thi công – Không kinh doanh
  • Tự tổ chức đội thi công

Tuy nhiên, rõ ràng các phương án thuê công ty khác hoặc khoán thì sẽ khá khó để thực hiện do có nhiều hồ sơ và có khả năng không được duyệt.

Vậy còn 2 phương án còn lại? Giữa việc tự tổ chức thi công, đóng thuế và thành lập hộ kinh doanh ? 1ketoan.com xin được đưa ra so sánh giữa 2 phương án trên:

Thuê nhân lực và đóng thuế TNCN Thành lập Hộ kinh doanh
Phương án thực hiện Ký hợp đồng lao động thời vụ với trực tiếp từng người lao động
-> Khấu trừ và đóng thuế TNCN mức 10% x lương chi trả cho ngân sách nhà nước.
– Thành lập hộ kinh doanh với ngành nghề dịch vụ, xây dựng không bao gồm nguyên vật liệu
– Xin xuất hóa đơn và đóng thuế khoán theo doanh thu: 7% tiền thuế
– Không nên làm hộ kinh doanh và công ty tại cùng 1 quận quản lý do có khả năng nghi ngờ
– Lấy hóa đơn làm chi phí đầu vào
Ưu điểm– Hồ sơ khá chặt chẽ để giải trình với cơ quan thuế, không phải đóng BHXH cho nhân công thời vụ.
– Các nghiệp vụ về Thuế làm cơ bản là Online trên hệ thống thuế, không phải đi lại nhiều.
– Hồ sơ chặt chẽ với cơ quan Thuế, không phải đóng bảo hiểm cho nhân công thời vụ
– Tiết kiệm được 3% tiền Thuế thu nhập cá nhân

Nhược điểm– Phải trả thuế cho nhân công thời vụ
– Hồ sơ nhân lực nhiều công đoạn phải xử lý hơn

– Mất thêm một cá nhân để hỗ trợ việc thành lập hộ kinh doanh
– Đi lại trực tiếp nhiều lần ( phải cùng cá nhân chủ hộ kinh doanh)
– Thuế phường quản lý chặt hơn nên hộ kinh doanh có thể sẽ bị kiểm soát, hỏi han nhiều hơn
– Nếu tỉ lệ xuất hóa đơn không nhiều thì mỗi lần đi mua hóa đơn sẽ đóng thuế 1 lần luôn ( Theo dạng mua lần nào đóng thuế khoán lần đó)
– Mất nhiều công giải trình khi đi mua hóa đơn, tùy theo cán bộ thuế quản lý ( Do quản lý là thuế phường ,mua hóa đơn ở thuế Quận)
– Hồ sơ Thuế phải làm 2 hồ sơ: Hồ sơ của công ty và hồ sơ của hộ kinh doanh

>>> Chi tiết: >> Tham khảo tại bài viết này 

Câu hỏi 4: Các chi phí được trừ khác của doanh nghiệp ?

Trong thực tế, còn các chi phí khác của doanh nghiệp được trừ khi đóng thuế. Vậy các chi phí đó là chi phí nào? Mức phù hợp là bao nhiêu?

Chi phí Mức % Hồ sơ cần có
Mua máy tính phục vụ cho công việc– Không giới hạn %
– Cần chứng minh máy tính đó dùng cho bộ phận nào?
– Ai đang dùng?
– Hóa đơn mua máy
– Biên bản bàn giao cho người sử dụng
– Chứng từ chuyển khoản từ tài khoản công ty 🡪 TK bên bán
Mua/thuê bản quyền hệ điều hành Windows 10– Không giới hạn %
– Chứng minh số lượng bản quyền phù hợp với số đầu máy tính.
– Nếu nhiều hơn thì thể hiện rõ lý do
– Hợp đồng thuê bản quyền
– Hóa đơn thuê bản quyền.
– Chứng từ chuyển khoản từ tài khoản công ty 🡪 TK bên bán
Chi phí thuê văn phòng– Không giới hạn %
– Địa chỉ thuê trên hợp đồng trùng địa chỉ trên trụ sở trên ĐKKD
– Hợp đồng thuê
– Hóa đơn thuê nhà
– Chứng từ thanh toán bằng tiền mặt nếu hóa đơn < 20tr
Văn phòng phẩm– Không giới hạn %
– Danh mục VPP mua phù hợp với hoạt động kinh doanh
– Hóa đơn mua VPP
– Chứng từ thanh toán
Chi phí phụ cấp ăn trưa cho nhân viên, người lao độngTối đa: 730.000 VNĐ/người/tháng– Hợp đồng lao động thể hiện mức phụ cấp
– Bảng lương thể hiện mức phụ cấp
– Phiếu chi lương có ký xác nhận của nhân viên
Chi phí đầu tư cơ sở ban đầu: bàn ghế, tủ, kệ, điều hòa, tủ lạnh, tivi– Không giới hạn %
– Thực tế có sử dụng
– Rõ ràng bộ phận sử dụng, mục đích sử dụng
Kế hoạch đầu từ thể hiện rõ: Tên hàng, số lượng, đơn giá dự tính, bộ phận sử dụng.
Tiền lương + BHXH của nhân viên dài hạnKhông giới hạn % Hợp đồng lao động thể hiện rõ: chức vụ, mức lương, mô tả công việc, đóng BHXH
Chi phí tiếp khách, marketing– Không giới hạn %
– Chi phí marketing: có hợp đồng rõ ràng thể hiện phạm vi công việc
– Chi phí tiếp khách cần có bill món ăn đính kèm hóa đơn. Thể hiện rõ tiếp đối tác nào?
– Hợp đồng thuê marketing
– Hóa đơn marketing, tiếp khách
– Bill món ăn kèm theo
Phụ cấp xăng xe, điện thoại cho nhân viên phát sinh giao dịch: liên hệ, đi lại– Không giới hạn %
– Quy chế tài chính mô tả rõ đối tượng nào được hưởng phụ cấp, lý do được hưởng phụ cấp, định mức phụ cấp
– Quy chế tài chính
– Danh sách đối tượng được hưởng phụ cấp
– Danh sách chi trả phụ cấp
Phiếu chi trả phụ cấp
Cước phí văn phòng: điện thoại, internet, điện, nướcHợp đồng thuê nhà thể hiện rõ chi phí này không nằm trong tiền thuê nhà.– Hóa đơn chi phí
– Chứng từ chi trả chi phí

Rõ ràng, làm thuế cho một doanh nghiệp xây dựng – đặc biệt là thầu nhân công, là một công việc không hề dễ dàng.

Xem thêm:

Với kinh nghiệm làm việc lâu năm với doanh nghiệp, 1ketoan.com tin tưởng có thể hỗ trợ Khách hàng làm về thầu xây dựng nhân công một cách tối ưu nhất. Liên lạc ngay Hotline: 0888.005.630 hoặc truy cập 1ketoan.com để nhận được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *