Sự thay đổi của Hệ thống Báo Cáo Tài Chính giữa Thông tư 133 và Thông tư 200

4.9/5 - (7 bình chọn)

Tại Việt Nam có 2 Thông tư 133 và Thông tư 200 do Bộ Tài chính ban hành về chế độ kế toán. Vậy thông tư nào phù hợp cho doanh nghiệp sử dụng hơn? Tìm hiểu Sự thay đổi của Báo Cáo Tài Chính giữa Thông tư 133 và Thông tư 200 trong bài viết dưới đây của 1KETOAN.

su-thay-doi-cua-he-thong-bao-cao-tai-chinh-giua-thong-tu-133-va-200

Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Thông tư 133:

Áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:

  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DNN)

Áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ:

  • Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01 – DNSN
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DNSN
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DNSN

Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Thông tư 200:

  • Bảng cân đối kế toán áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục (Mẫu B01/CDHĐ – DNKLT)
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục (Mẫu B02/CDHĐ – DNKLT)
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục (Mẫu B03/CDHĐ – DNKLT)
  • Thuyết minh báo cáo tài chính áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục (Mẫu B09/CDHĐ – DNKLT)

Thông tư 133 (Áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa):

a, Báo cáo bắt buộc:

  • Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01 – DNNKLT)
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 – DNN)
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 – DNNKLT)

b, Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:

  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DNN)

Hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ

Thông tư 200:

a, Dạng đầy đủ:

  • Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (Mẫu số B 01a – DN)
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (Mẫu số B 02a – DN)
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (Mẫu số B 03a – DN)
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (Mẫu số B 09a – DN)

b, Dạng tóm lược, gồm;

  • Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (Mẫu số B 01b – DN)
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (Mẫu số B 02b – DN)
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (Mẫu số B 03b – DN)
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (Mẫu số B 09a – DN)

Thông tư 133: Không quy định

Nơi nộp báo cáo tài chính

Thông tư 200:

  • Cơ quan tài chính
  • Cơ quan thuế
  • Cơ quan thống kê
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh
  • DN cấp trên
  • Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu

Thông tư 133:

  • Cơ quan thuế
  • Cơ quan thống kế
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu

Nguyên tắc lập và trình bày BCTC khi doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Phân loại tài sản và nợ phải trả

Thông tư 200: Tài sản và nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn; Trong từng phần ngắn hạn và dài hạn, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.

Thông tư 133: Tài sản và nợ phải trả trên Báo cáo tình hình tài chính được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần hoặc trình bày thành ngắn hạn và dài hạn. Riêng Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền

Thông tư 200: Phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.

Thông tư 133:

  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ: tương tự Thông tư 200
  • Doanh nghiệp siêu nhỏ được điều chỉnh sai sót của các kỳ trước vào kỳ phát hiện sai sót

Nguyên tắc lập và trình bày BCTC khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Tài khoản phân loại và tài sản nợ phải trả

Thông tư 200: Doanh nghiệp phải tái phân loại tài sản dài hạn và nợ phải trả dài hạn thành tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn.

Thông tư 133: Doanh nghiệp không phải phân loại tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn mà trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

Thông tư 200: Đánh giá lại theo tỷ giá thực tế tại thời điểm báo cáo như bình thường

Thông tư 133: Đánh giá lại theo tỷ giá chuyển khoản trung bình tại thời điểm báo cáo như trường hợp bình thường.

(Tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ: trung bình cộng giữa tỷ giá bán chuyển khoản cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên giao dịch)

Xem thêm: Loại hình doanh nghiệp nào nên sử dụng dịch vụ Báo cáo tài chính?

Rất mong tài liệu trên sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được BCTC tốt nhất. Trong trường hợp anh chị cần tư vấn về dịch vụ Lập BCTC và Hoàn thiện sổ sách kế toán hoặc Kế toán thuế trọn gói 2024 anh chị vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ Hotline/Zalo: 0888.005.630 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *