Phương án tínhThuế GTGT Doanh nghiệp kinh doanh vàng lựa chọn như thế nào ?
Hiện nay, có rất nhiều ngành kinh doanh đặc thù có phương án tính Thuế đặc biệt. Kinh doanh trang sức – vàng bạc đã quý là một trong những ngành như vậy. Có nhiều Khách hàng của 1ketoan.com đưa ra ý kiến cần tìm hiểu về phương án kinh doanh này. Vậy sẽ phải tính thuế GTGT cho doanh nghiệp vàng bạc như thế nào? Có gì đặc biệt? Khác biệt so với các doanh nghiệp khác như thế nào ?
LÝ DO CÓ PHƯƠNG ÁN TÍNH THUẾ GTGT ĐẶC BIỆT CHO KINH DOANH VÀNG BẠC
Lý do rất đơn giản:
- Vàng bạc là loại hình kinh doanh đặc biệt, vàng bạc vừa là hàng hóa, nhưng cũng la phương tiện thanh toán
- Vàng, bạc, đá quý có thể quy đổi thành tiền tại bất cứ đâu.
Vì vậy, cần có phương án tính thuế đặc biệt cho loại hình này.
CÁCH THỨC TÍNH THUẾ GTGT CHO KINH DOANH VÀNG BẠC
Hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý thường là các giao dịch nhỏ lẻ. Do vậy hóa đơn, chứng từ đầu vào thường không đủ, nên rất khó kiểm soát giá .
Luật thuế đã quy định Cơ sở có hoạt động kinh doanh, chế tác vàng bạc, đá quý kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT theo đúng với bản chất của thuế GTGT. Tuy nhiên, phương án tính trực tiếp này sẽ hơi khác biệt.
Công thức tính:
Số thuế GTGT phải nộp | = | Giá trị gia tăng | x | Thuế suất thuế GTGT |
Trong đó:
– Thuế suất thuế GTGT cho hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý : 10%
– Giá trị gia tăng của vàng bạc đá quý (VBĐQ)
Giá trị gia tăng của VBĐQ | = | Giá thanh toán của VBĐQ bán ra tương ứng | – | Giá thanh toán của VBĐQ mua vào tương ứng |
– Giá thanh toán của VBĐQ bán ra tương ứng là: giá thực tế bán ra ghi trên hóa đơn VBĐQ bao gồm:
+ Tiền công chế tác (nếu có)
+ Thuế GTGT
+ Các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng
– Giá thanh toán của VBĐQ tương ứng là:
+ Giá trị VBĐQ mua vào hoặc
+ Giá nhập khẩu đã có thuế GTGT dùng cho mua bán
+ Chi phí chế tác VBĐQ bán ra tương ứng
PHƯƠNG ÁN BÙ TRỪ THUẾ GTGT
Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh:
- Thuế giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý (bán lỗ) thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý.
- Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau”.