Có gì đáng lo khi doanh nghiệp tiếp đoàn kiểm tra thuế

Các Doanh nghiệp thường có những suy nghĩ chung là doanh nghiệp có bị phạt nhiều không khi Bên thuế xuống kiểm tra bất thường tình hình của doanh nghiệp. Đối với các bạn kế toán còn non nớt lúc đó chỉ biết cuống cuồng đi tìm bạn bè, người thân hay nhảy lên các Diễn đàn hỏi 1 hồi mà vẫn không có câu trả lời. Sau đây 1ketoan.com sẽ giúp các bạn trả lời vấn đề này nhé.

Có 4 trường hợp khi kiểm tra thuế đối với Doanh nghiệp:

TRƯỜNG HỢP 1: Kiểm tra tại cơ quan thuế

Trường hợp trên, cán bộ Quản lý thuế của từng chi cục thuế sẽ gọi điện hoặc gửi công văn bằng thư điện tử cho các đơn vị trực thuộc chi cục thuế thông báo từ 3-5 ngày từ khi nhận được thông báo cần giải trình cho thuế về các vấn đề sau. Ví dụ như: pho to  các hóa đơn đầu ra, đầu vào + Hợp đồng kinh tế đi kèm trong thời gian 2 tháng gần nhất hoặc Sổ phụ ngân hàng, in sổ công nợ phải thu, phải trả, tờ khai thuế và các phụ lục đi kèm khác.. ..

Khi nhận được thông báo các Doanh nghiệp và các bạn kế toán đừng lo lắng, vì điều này chỉ mang tính chất kiểm tra thôi nhé. Các bạn cứ mang đầy đủ chứng từ theo thông báo thuế yêu cầu là chuẩn.

Nếu gặp các trường hợp bạn kế toán và Giám đốc Doanh nghiệp hiện tại đang đi công tác không ở trong nước. Các bạn chỉ cần làm 1 công văn gửi lại Đơn vị Quản lý thuế ngay khi nhận được thông báo từ 1-2 ngày, xin hoãn việc kiểm tra sang ngày khác. Ở dưới công văn có thêm phần Ghi chú: Công ty chúng tôi sẽ hoàn thành nghĩa vụ kiểm tra ngay sau khi về nước.

=> Việc làm dùng công văn gửi lại cho Chi cục thuế nếu công ty bạn chưa có chứng từ, do việc công ty bạn hiện tại không ở trong nước, mưa bão, lũ lụt, thiên tai và 1 số trường hợp bất khả kháng chưa thực hiện ngay được nghĩa vụ đó, còn các trường hợp khác là không hợp lý.

TRƯỜNG HỢP 2: Kiểm tra trụ sở về địa chỉ công ty của Người nộp thuế

Căn cứ theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/04/2015 về việc ban hành kiểm tra thuế và không áp dụng đối với các trường hợp kiểm tra hóa đơn (kiểm tra hóa đơn được thực hiện theo Quyết định số 381/TCT ngày 31/3/2011 của Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quy trình kiểm tra hóa đơn).

Khi nhận được Biên bản của Chi cục thuế, các doanh nghiệp cần làm những công việc sau:

– Kiểm tra lại Thông báo khai báo các địa chỉ trụ sở của công ty tại thời điểm gần nhất xem có đúng với địa điểm mà Chi cục thuế xuống kiểm tra hay không.

– Tại thời điểm kiểm tra trụ sở Công ty, yêu cầu các nhân viên trong công ty có mặt đầy đủ (bao gồm Giám đốc, PGĐ, Kế toán….).

– Trường hợp Công ty mới thay đổi phòng ban từ địa chỉ cũ sang địa chỉ mới, cần làm lại công văn gửi thuế trước khi thuế kiểm tra.

=> Nội dung mà thuế muốn kiểm tra là: kiểm tra trụ sở công ty đó xem có đúng địa chỉ trên đăng ký kinh doanh hay không, có phải công ty ma, gian lận trốn thuế hoặc doanh nghiệp bỏ trốn hay không. Trường hợp công ty mình làm ăn đàng hoàng thì không phải lo sợ nhé

TRƯỜNG HỢP 3: Kiểm tra của cơ quan Quản lý thị trường

Trường hợp cơ quan Quản lý thị trường đến kiểm tra doanh nghiệp thường mang yếu tố bất ngờ. Chẳng có thông báo nào hết.

Đối với doanh nghiệp có lượng hàng hóa bán ra và mua vào nhiều trong 1 tháng, cộng với việc đi giao hàng và trả hàng bằng phương tiện ô tô thường bị các cơ quan quản lý thị trường giám sát nhiều nhất.

– Khi kế toán đưa hàng cho nhân viên đi giao hàng cần có giấy tờ đầy đủ đi kèm như: biên bản giao hàng, hóa đơn kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho kiêm bán hàng ..v..v

– Khi Cơ quan quản lý thị trường đến doanh nghiệp để kiểm tra, các lần kiểm tra nội dung thường không giống nhau, nhưng chủ yếu vẫn là liên quan đến hóa đơn đầu ra, đầu vào theo các ngày khác nhau.

– Trách nhiệm của kế toán: Cần chuẩn bị tất cả các chứng từ đi kèm ngay khi phát sinh, các chứng từ được sắp xếp khoa học, thì bất kể đơn vị nào vào kiểm tra chúng ta không lo nữa nhé.

TRƯỜNG HỢP 4: Đội Quản lý chi cục thuế của Đơn vị thuộc từng Quận xuống kiểm tra đơn vị

Khi Đội Quản lý chi cục thuế của Đơn vị thuộc từng Quận xuống kiểm tra đơn vị, Cán bộ Quản lý thuế của từng chi cục thuế sẽ gọi điện hoặc gửi công văn bằng thư điện tử cho các đơn vị trực thuộc chi cục thuế thông báo từ 3 ngày từ khi nhận được thông báo cần giải trình cho thuế về các vấn đề sau. Ví dụ như: pho to  các hóa đơn đầu ra, đầu vào + Hợp đồng kinh tế đi kèm trong thời gian 2 tháng gần nhất hoặc Sổ phụ ngân hàng, in sổ công nợ phải thu, phải trả, tờ khai thuế, BHXH và các phụ lục đi kèm khác … ..

Trong quá trình kiểm tra cán bộ Quản lý bên thuế thường cử 1 đội gồm 3-5 người xuống đơn vị. Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra thực hiện việc đối chiếu nội dung trong hồ sơ thuế, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi nội dung của Quyết định kiểm tra thuế.

Đặc biệt, Đối với các công ty xây lắp: hóa đơn mua hàng bản gốc chưa về kịp do cán bộ kỹ thuật mới chỉ đưa bản phô tô để kê khai thuế, mà vẫn đang ở các công trình khác tỉnh chưa về kịp. Vậy nếu người nộp thuế không xuất trình đủ giấy tờ ngay thời điểm đó, thì có thể xử lý tình huống cấp bách ngay lúc đấy là: Cán bộ kỹ thuật ra phòng pho to  nhờ Scan tất cả các hóa đơn đó và gửi bằng mail vào địa chỉ mail của Đoàn kiểm tra thuế. Các hóa đơn gốc trên đều được cán bộ kỹ thuật ký sống vào từng hóa đơn đó ở phần Người mua hàng, để làm bằng chứng nộp cho cơ quan thuế.

=> Trường hợp trên chỉ là tạm thời, không có ý nghĩa nhiều. Các bạn kế toán nên ít áp dụng nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *