Khi nào sử dụng biên bản hủy hóa đơn?

5/5 - (1 bình chọn)

Nhiều kế toán viên nhầm lẫn giữa biên bản hủy hóa đơn và biên bản thu hồi hóa đơn. Tuy nhiên, Điều 29 thông tư 39/2014/TT – BTC ngày 31/3/2014 đã chỉ rõ vấn đề. 1ketoan.com xin được liệt kê lại những vần đề sau

Biên bản hủy hóa đơn là gì

  • Biên bản bản hủy hóa đơn là biên bản ghi nhận lại diễn biến sự việc đã diễn ra trong quá trình hủy hóa đơn mà đối tượng thực hiện hủy cũng đồng thời là đối tượng nắm giữ và sử dụng hóa đơn.

VD: DN đã thông báo phát hành hóa đơn GTGT, in với số lượng 10 cuốn , đã sử dụng 2 cuốn, song cũng tại thời điểm này thì DN A do thay đổi địa chỉ đặt trụ sở kinh doanh, đã thực hiện xong thủ tục thay đổi để nhận giấy chứng nhận ĐKKD mới vì vậy địa chỉ ghi trên hóa đơn đang sử dụng sẽ không còn trùng với địa chỉ mới và DN cũng không có nhu cầu tiếp tục sử dụng số hóa đơn GTGT còn lại. Nên, DN A thành lập hội đồng tiến hành HỦY toàn bộ số hóa đơn còn lại theo quy định tại Điều 29 thông tư 39/2014/TT – BTC ngày 31/3/2014.

Tóm lại Biên bản hủy hóa đơn – hiểu theo đúng nghĩa thì chỉ khi người nộp thuế hay người có chức năng in, phát hành hóa đơn mà do sai sót khi in ấn, khởi tạo và khi không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng… sẽ thực hiện hủy theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp đối với hủy hóa đơn

+ Hóa đơn bị in sai, in thừa hoặc thiếu,… Thì phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn

+ Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng thì tiến hành việc hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là ba mươi ngày. Kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng, tổ chức, hộ, cá nhân phải hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là mười ngày. Kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất

+ Đối với các loại hóa đơn là vật chứng của các vụ án, hay liên quan đến hình sự. Thì không được hủy mà phải xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành

Quy trình, hồ sơ hủy hóa đơn

Thực hiện những bước sau:

  • Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy, biên bản hủy hóa đơn, quyết định thành lập hội đồng hủy hóa đơn (không áp dụng đối với hộ gia đình và cá nhân kinh doanh).
  • Thông báo kết quả hủy hóa đơn và cuối cùng là thực hiện phương pháp cắt góc hóa đơn
  • Thành viên hội đồng ký vào biên bản hủy hóa đơn và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu xảy ra sai sót

Như vậy, thực hiện các bước trên xong sẽ tiến hành hủy hóa đơn. Tuy nhiên, hãy phân biệt kỹ với biên bản thu hồi hóa đơn. Hai biên bản này là hoàn toàn khác nhau. Thực tế, do luật thay đổi, nhiều kế toán viên hay bị nhầm lẫn.

>> Download mẫu biên bản hủy hóa đơn

>> Click đẻ xem thêm thông tin về kế toán Thuế

Nếu Kế toán viên năng lực không tốt, chủ doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Hãy lựa chọn kế toán viên năng lực tốt. Nếu kinh phí quá lớn, hãy chú ý đến sử dụng dịch vụ kế toán Thuế. 1ketoan.com là đơn vị có kinh nghiệm và năng lực tốt ,có thể hỗ trợ mọi doanh nghiệp.

Liên lạc Hotline: 0888.005.630 để nhận được tư vấn phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *