Khám Phá Dự Án Đầu Tư Mới Trong Sản Xuất Phần Mềm

5/5 - (2 bình chọn)

I. Giới Thiệu

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, ngành sản xuất phần mềm đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng của nhiều lĩnh vực khác. Nhà nước cũng đang hỗ trợ rất nhiều liên quan đến Thuế cho doanh nghiệp với chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp sản xuất phần mềm.

Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh quan trọng của một dự án đầu tư mới trong sản xuất phần mềm tại Việt Nam, từ việc hiểu rõ về dự án, quy trình xin giấy phép đến những lưu ý cần thiết cho doanh nghiệp, và điều kiện được hưởng ưu đãi về Thuế.

>> Xem Bài 1: Ưu đãi thuế cho Doanh nghiệp phần mềm

II. Dự Án Đầu Tư Mới cho Doanh nghiệp sản xuất phần mềm Tại Việt Nam Là Gì?

Chúng ta sẽ cùng kiểm tra lại về Dự án đầu tư mới cho Doanh nghiệp sản xuất phần mềm được quy định trong luật như thế nào

Điều 10, khoản 3 Thông tư Số: 96/2015/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 5 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) quy định như sau 

“5. Về dự án đầu tư mới:

a) Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP là:

– Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu từ ngày 01/01/2014 và phát sinh doanh thu của dự án đó sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

– Dự án đầu tư trong nước gắn với việc thành lập doanh nghiệp mới có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ ngày 01/01/2014.

– Dự án đầu tư độc lập với dự án doanh nghiệp đang hoạt động (kể cả trường hợp dự án có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện) có Giấy chứng nhận đầu tư từ ngày 01/01/2014 để thực hiện dự án đầu tư độc lập này.

– Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.”

Có thể thấy được luật thuế đã quy định về Dự án đầu tư tuy nhiên sẽ cần liên quan đến Pháp luật về đầu tư.

III. Những Doanh Nghiệp Nào Cần Xin Giấy Phép Dự Án Đầu Tư Mới Tại Việt Nam theo Luật Đầu tư

Luật đầu tư 2020 quy định :

📌 “Điều 37. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;

c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.”

Như vậy, các đối tượng cần lập Giấy chứng nhận đầu tư là :

Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm :

  • 100% vốn đầu tư nước ngoài
  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Dựa trên yêu cầu của luật, những doanh nghiệp này chắc chắn có giấy phép đầu tư dự án mới, vì vậy, trên giấy phép này phải thể hiện được ngành nghề sản xuất phần mềm 

  • Đối với doanh nghiệp Doanh nghiệp trong nước : những Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư, sử dụng Giấy phép thành lập doanh nghiệp để giải thích cho hoạt động này

Như vậy, các bạn làm Kế toán cho Doanh nghiệp trong nước không phải lo lắng quá về điều luật dự án đầu tư này nhé. 

IV. Lưu Ý Cho Doanh Nghiệp Vốn Đầu Tư nước ngoài Khi Có Dự Án Đầu Tư Sản Xuất Phần Mềm tại Việt Nam

Khi triển khai dự án đầu tư sản xuất phần mềm, các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài cần lưu ý các điểm sau:

  1. Chuẩn Bị Kỹ Lưỡng Trước Khi Bắt Đầu Dự Án: Đánh giá kỹ lưỡng về thị trường, đối thủ cạnh tranh, và nhu cầu của khách hàng. Lập kế hoạch chi tiết về quy trình sản xuất, nhân sự, và tài chính.
  2. Tuân Thủ Các Yếu Tố Pháp Lý: Đảm bảo rằng tất cả các hoạt động của dự án đều tuân thủ đúng quy định pháp luật, từ việc xin giấy phép đầu tư, giấy phép xây dựng, đến các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn lao động.
  3. Chiến Lược Phát Triển Và Quản Lý Dự Án Hiệu Quả: Xây dựng một chiến lược phát triển dài hạn, bao gồm các kế hoạch về nghiên cứu và phát triển (R&D), tiếp thị, và mở rộng thị trường. Quản lý dự án một cách hiệu quả, đảm bảo tiến độ và chất lượng sản phẩm.

Hồ sơ xin cấp phép dự án đầu tư sẽ nộp tại Sở Kế hoạch đầu tư của tỉnh/ thành phố nơi đặt địa điểm dự án.

IX. Kết Luận

Dự án đầu tư mới trong sản xuất phần mềm là một bước đi quan trọng, không chỉ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam. Các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng, tuân thủ quy định pháp lý về Thuế để đảm bảo Doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi về Thuế cho doanh nghiệp

X. Phần Hỏi Đáp (FAQs)

  1. Luật ưu đãi thuế này sẽ tác động như thế nào đến các công ty phần mềm nhỏ lẻ?
    • Các Doanh nghiệp nhỏ làm về lĩnh vực sản xuất , gia công phân mềm sẽ được hưởng ưu đãi nên có rất nhiều tác dụng cho Doanh nghiệp
  2. Làm thế nào để đảm bảo chứng minh với cơ quan Thuế cho Doanh nghiệp phần mềm vốn đầu tư 100% Việt Nam
    • Có thể gửi lại Điều luật tại Luật đầu tư cho cơ quan Thuế
    • Nếu thuế gửi công văn, hãy dùng nó để xin hỏi cơ quan Đầu tư phụ trách

>> Xem bài 3 : Ưu đãi thuế Doanh nghiệp phần mềm – Hồ sơ Bộ thông tin truyền thông

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *