Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế như thế nào?
Hiện nay mặc dù là khu vực kinh tế quan trọng nhưng số lượng hộ kinh doanh biết cách kê khai và tính thuế như nào cho hiệu quả lại chưa nhiều. Điều này có thể dẫn đến rất nhiều khó khăn khi cơ quan thuế tiến hành thanh kiểm tra. 1KETOAN sẽ chia sẻ thông tin hướng dẫn hộ kinh doanh cá thể nộp thuế trong bài viết dưới đây.
Các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp
Theo quy định của Luật quản lý thuế, hộ kinh doanh cá thể phải nộp một số loại thuế, phí sau:
- Lệ phí môn bài;
- Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh;
- Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT);
- Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN);
- Một số loại phí, lệ phí khác như thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên…, tùy thuộc vào loại hình hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.
Xem thêm: Hướng dẫn nộp thuế môn bài hộ kinh doanh năm 2024
Cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh áp dụng phương pháp tính thuế khác nhau tùy theo quy mô, lĩnh vực, ngành nghề, cụ thể:
1) Phương pháp kê khai
- Áp dụng cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô lớn và chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.
- Hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh sử dụng phương pháp kê khai sẽ nộp thuế theo tháng, trừ trường hợp mới bắt đầu kinh doanh hoặc đã đáp ứng điều kiện để nộp theo quý theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
- Nếu cơ quan thuế nhận thấy doanh thu được khai báo không đúng với thực tế, cơ quan thuế sẽ điều chỉnh doanh thu theo quy định tại Điều 50 Luật Quản lý thuế.
- Các hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh sử dụng phương pháp kê khai cần thực hiện việc quản lý kế toán, hóa đơn và chứng từ. Tuy nhiên trong trường hợp có căn cứ xác định doanh thu từ cơ quan chức năng, họ sẽ không cần tuân theo chế độ kế toán.
- Những hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh áp dụng phương pháp kê khai sẽ không phải thực hiện khai và tính thuế.
2) Phương pháp khoán
Đây là cách tính thuế dựa trên tỷ lệ doanh thu khoán mà cơ quan thuế quy định để xác định mức thuế khoán.
Mức thuế khoán là tổng số tiền thuế và các khoản thu khác cần nộp cho ngân sách nhà nước từ hộ kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh theo phương pháp khoán mà cơ quan thuế đã đặt ra.
3) Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh
Áp dụng với hộ, cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định.
Hộ kinh doanh có nghĩa vụ nộp thuế GTGT và thuế TNCN nếu tổng doanh thu trong năm dương lịch vượt quá 100 triệu đồng.
Cá nhân kinh doanh sẽ nộp thuế khi có các hoạt động sau:
- Kinh doanh dịch vụ lưu động;
- Làm chủ thầu xây dựng tư nhân;
- Mua bán tên miền internet “.vn”;
- Có thu nhập từ sản phẩm hoặc dịch vụ nội dung số, trừ khi cá nhân đó chọn cách nộp thuế theo phương pháp kê khai;
- Quy trình tính thuế cho hộ kinh doanh sẽ dựa trên doanh thu cụ thể và tỷ lệ thuế áp dụng trên mức doanh thu đó.
Xem thêm: Có phải kê khai bổ sung thuế GTGT nếu làm sai hồ sơ khai thuế không?
Thời hạn nộp thuế và hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Nghị định 126/2020/NĐ-CP
- Thông tư 105/2020/TT-BTC
- Luật Quản lý thuế
Quy định cụ thể
1. Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Đối với Hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo tháng: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Đối với Hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo quý: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo liền kề quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Lưu ý: Hộ, cá nhân kinh doanh không bắt buộc phải thực hiện chế độ kế toán, nhưng phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và xuất trình kèm theo hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh.
- Thời hạn nộp thuế
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.
- Trường hợp Hộ, cá nhân kinh doanh tạm ngừng hoạt động, tạm ngừng kinh doanh thì thông báo cho cơ quan thuế theo quy định và không phải nộp hồ sơ khai thuế. Trừ trường hợp Hộ, cá nhân kinh doanh tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng (nếu khai thuế theo tháng) hoặc tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn quý (nếu khai thuế theo quý).
2. Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với Hộ khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 năm trước liền kề năm tính thuế.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp hộ khoán có sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.
- Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh (bao gồm Hộ kê khai chuyển đổi sang phương pháp khoán), hoặc hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai/thay đổi ngành nghề/thay đổi quy mô kinh doanh trong năm => thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ khoán chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh, hoặc chuyển đổi phương pháp tính thuế, hoặc thay đổi ngành nghề/quy mô kinh doanh.
3. Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế: chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Thời hạn nộp thuế: chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.
Xem thêm: Hạn nộp Báo cáo thuế quý 4 năm 2023 Doanh nghiệp cần lưu ý
1KETOAN vừa giải đáp về việc Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế như thế nào, hy vọng bạn đọc đã có được thông tin hữu ích qua bài viết. Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa có người hỗ trợ, bạn đọc có thể liên hệ 1KETOAN qua Hotline/Zalo: 0888.006.330, chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn!