[CẢNH BÁO] THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO CẬP NHẬT TÀI KHOẢN THUẾ

5/5 - (8 bình chọn)

Trong thời gian vừa qua, các Cơ quan Thuế và báo chí đã đưa tin cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo mới. Theo đó, một số đối tượng giả danh công chức, viên chức Cơ quan Thuế cung cấp đường dẫn và hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng giả mạo Cơ quan Thuế trên điện thoại. Nếu cài đặt các ứng dụng giả mạo này, người dân có rủi ro bị đánh cắp các thông tin cá nhân và bị chiếm đoạt tiền trên tài khoản ngân hàng.

thu-doan-lua-dao-cap-nhat-tai-khoan-thue
Cảnh bảo thủ đoạn lừa đảo cập nhật tài khoản thuế

Chiêu trò mạo danh cán bộ Thuế

Các đối tượng sẽ giả danh công chức, viên chức cơ quan Thuế cung cấp đường dẫn và hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng giả mạo cơ quan thuế trên điện thoại. Khi cài đặt các ứng dụng giả mạo này, người dân sẽ bị đánh cắp các thông tin cá nhân, bị đối tượng theo dõi điện thoại và chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng. 

Ngoài ra các đối tượng còn có thể tạo tài khoản giả mạo cán bộ Thuế và kết bạn với người dân qua Zalo, yêu cầu người dân cài đặt ứng dụng kê khai thuế qua mạng thông qua một đường link giả. Nếu người dân truy cập vào đường link và tải ứng dụng về điện thoại, thì ngay lập tức các đối tượng sẽ tiến hành theo dõi và chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của người dân.

Các file cài đặt giả mạo tải về thường có đuôi .apk (định dạng file cài cho các máy điện thoại Android). Khi cài đặt các App giả mạo này, người dùng sẽ đối diện với nguy cơ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, ứng dụng và các thông tin trên điện thoại có thể bị phần mềm giả mạo kiểm soát và chuyển về máy chủ của đối tượng quản lý mà không hiển thị trên điện thoại của người dùng. 

Hành vi giả mạo các đối tượng thực hiện

Các đối tượng khi chiếm quyền điều khiển điện thoại di động, máy tính của người dùng từ xa sẽ thực hiện: 

  • Soạn, gửi tin nhắn SMS
  • Mở khóa thiết bị di động 
  • Bật tắt mạng internet, truy cập wifi 
  • Đọc, ghi danh bạ
  • Đọc, ghi lịch sử cuộc gọi, thực hiện cuộc gọi
  • Tự thực hiện khôi phục mật khẩu tài khoản
  • Tự đăng ký các dịch vụ Internet Banking, Smart Banking, thậm chí thay đổi hạn mức giao dịch, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại. 

Đặc biệt, các tin nhắn xác thực mã OTP, việc truy cập, chuyển tiền đều bị phần mềm gián điệp ẩn (không hỗ trợ cho người dùng) và chuyển cho các đối tượng lừa đảo mà chủ điện thoại không hề hay biết.

Có thể thấy thủ đoạn của đối tượng lừa đảo là mạo danh cán bộ Thuế để liên hệ người dân với các lý do: đề nghị cập nhật ứng dụng của cơ quan Thuế, hỗ trợ thủ tục hoàn thuế, hỗ trợ thanh quyết toán thuế, miễn giảm thuế… 

Xem thêm: Không nộp thuế TNDN tạm tính có bị phạt không?

Cảnh giác với những ứng dụng không rõ nguồn gốc

Theo Cục Thuế thành phố Hà Nội, thời gian gần đây có những cuộc gọi đến doanh nghiệp từ các số điện thoại: 0906.237.207, 0904.947.468, 0962.170.568, 0971.353.069, 0911.698.356, 0946.100.620, 0966.217.199, 0394.714.349, 0964.364.282… xưng danh là cán bộ, công chức của Cục Thuế thành phố để yêu cầu cung cấp thông tin, gửi hình ảnh giấy phép, căn cước công dân để được hướng dẫn làm thủ tục giảm thuế, hoàn thuế, phục vụ công tác kiểm tra hoặc hướng dẫn cài đặt ứng dụng (app) để nhận thông tin từ cơ quan thuế.

Lưu ý: Cơ quan thuế KHÔNG có chủ trương cũng như KHÔNG cử cán bộ gọi điện thoại, fax để cung cấp đường dẫn và hướng dẫn người nộp thuế cài đặt các phần mềm, ứng dụng.  

Tất cả các văn bản, tài liệu, phần mềm ứng dụng được cơ quan thuế cấp miễn phí và đăng tải đầy đủ trên website của ngành Thuế tại địa chỉ: https://gdt.gov.vn; các chương trình tập huấn của cơ quan thuế đều được tổ chức miễn phí và sẽ gửi giấy mời tới người nộp thuế.

Dấu hiệu nhận biết KHÔNG phải Trang thông tin điện tử của cơ quan thuế:

  • Đường dẫn URL trên thanh địa chỉ của trình duyệt phải được bắt đầu bằng “https://” và có một biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ (Lưu ý rằng, ổ khóa phải xuất hiện ở thanh địa chỉ trình duyệt chứ không phải trong nội dung của website).

Nên nhớ rằng, nếu cụm từ https:// chuyển sang màu đỏ và xuất hiện biểu tượng ổ khóa bị đánh dấu chéo, tức là có thể website mà người dùng truy cập vào đang sử dụng chứng chỉ số SSL hết hạn hoặc được cấp bởi một nguồn không đáng tin cậy.

  • Tên miền của cơ quan thuế là: .vn
  • Khi người dùng vừa truy cập website mà đã yêu cầu cung cấp những thông tin cá nhân như địa chỉ nhà, số điện thoại, số CMND/CCCD thì nên cảnh giác và không thực hiện theo yêu cầu.

Người dân và chủ doanh nghiệp cần chủ động nâng cao cảnh giác

Để tránh bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cũng như chủ các doanh nghiệp cần:

  • Nâng cao cảnh giác
  • Tuyệt đối không truy cập các trang thông tin không chính thống
  • Không cài đặt các phần mềm, ứng dụng từ các nguồn không tin cậy
  • Không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và các tài khoản khác của mình cho bất kỳ ai qua điện thoại, mạng xã hội và các kênh/diễn đàn trực tuyến.

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời thông báo cho cơ quan công an nơi cư trú hoặc cục thuế, chi cục thuế để có biện pháp phối hợp, xử lý kịp thời những đối tượng giả danh cán bộ, công chức thuế, cơ quan thuế nhằm trục lợi bất hợp pháp.

Trên đây là những chia sẻ của 1KETOAN về những thủ đoạn lừa đảo cập nhật tài khoản thuế. Người dân cũng như chủ doanh nghiệp khi nhận được bất kỳ thông tin gì cũng cần có sự tìm hiểu kỹ càng để tránh các hậu quả không đáng có.

Hãy liên hệ ngay Hotline/Zalo 24/7: 0888.005.630 hoặc để lại thông tin trên website 1ketoan.com để được chuyên viên của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ thêm các vấn đề kế toán thuế!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *