Các trường hợp bị đóng mã số thuế doanh nghiệp

5/5 - (1 bình chọn)

Thực tế, nhiều doanh nghiệp bị đóng mã số thuế hoặc chủ động xin đóng mã số thuế . Trong một số trường hợp, việc kinh doanh trở nên không phù hợp và không có lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc này. Vậy, có các trường hợp nào bị đóng mã số thuế?

Có thể liệt kê ra 3 trường hợp sau

  • Tự động đóng mã số thuế
  • Tổ chức lại doanh nghiệp
  • Tiến hành đóng mã số thuế, giải thể công ty

Tự động đóng mã số thuế

Trường hợp này xảy ra khi doanh nghiệp không làm các thủ tục về Thuế, báo cáo Thuế theo đúng luật định. Cụ thể quy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư 80/2012/TT-BTC :

“Quá thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế, sau ba lần gửi Thông báo yêu cầu người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế, nếu không có phản hồi từ phía người nộp thuế thì cơ quan thuế liên hệ với chính quyền địa phương để nắm bắt thông tin, tình hình thực tế về sự tồn tại của người nộp thuế.

a) Trường hợp người nộp thuế không còn kinh doanh nhưng vẫn cư trú trên địa bàn thì cơ quan thuế yêu cầu người nộp thuế thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về thuế hoặc thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế nếu không còn nhu cầu hoạt động kinh doanh.

b) Trường hợp người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh và không xác định được tung tích thì cơ quan thuế phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản xác nhận về tình trạng không còn hoạt động tại địa điểm kinh doanh của người nộp thuế. Cơ quan thuế cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu đăng ký thuế của ngành Thuế, thông báo công khai tình trạng của người nộp thuế và phối hợp cùng cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp đồng thời chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.”

Như vậy, trường hợp này xảy ra khi:

  • Công ty không hoạt động thực tế tại địa bàn
  • Công ty không hiểu về quy định Thuế
  • Công ty cố ý không nộp Kê khai, báo cáo Thuế, đóng thuế đúng kỳ hạn

Với trường hợp này, Doanh nghiệp sẽ được cơ quan Thuế kiểm tra, nhắc nhở. Nếu doanh nghiệp không phản hồi sẽ tiến hành đóng mã số Thuế

Tổ chức lại doanh nghiệp ( Chia tách, bán, sáp nhập…)

Nếu công ty hoạt động không hiệu quả hoặc chủ doanh nghiệp muốn chuyển nhương cho công ty khác dưới dạng sáp nhập. Hoặc công ty chia tách thành các công ty nhỏ.

Như vậy mã số thuế doanh nghiệp sẽ thay đổi theo tình hình thực tế. Bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Việc sáp nhập doanh nghiệp liên quan đến tài chính, việc quản lý nhà nước của nhiều doanh nghiệp nên thủ tục sáp nhập cần tuân theo quy định của pháp luật.

Trường hợp này, sẽ xảy ra việc mã số Thuế cũ sẽ bị đóng do sáp nhập vào doanh nghiệp khác.

Giải thể doanh nghiệp

Trường hợp này là chủ doanh nghiệp chủ động giải thể doanh nghiệp. Một số lý do giải thể:

  • Doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả
  • Bắt buộc do lý do bất khả kháng

Với trường hợp này, thủ tục lần lượt như sau:

Thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế (thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế) với cơ quan quản lý thuế.

Doanh nghiệp khi tiến hành giải thể doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước với cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC.

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
  • Quyết định giải thể (của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu và Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty Cổ phần);
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thì phải bổ sung thêm văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của Tổng cục Hải Quan;

Thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp gửi lên phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính bao gồm các giấy tờ sau:

  • Thông báo giải thể doanh nghiệp
  • Quyết định giải thể doanh nghiệp
  • Biên bản hợp về việc giải thể doanh nghiệp
  • Biên bản thanh lý tài sản
  • Xác nhận đóng tài khoản ngân hàng
  • Xác nhận đóng mã số thuế
  • Danh sách các chủ nợ và phương án giải quyết (nếu có)
  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Thông báo hủy mẫu dấu (theo mẫu)

Lưu ý: Đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập trước năm 2015 mà sử dụng con dấu do cơ quan Công An cấp thì phải thực hiện thủ tục trả lại mẫu con dấu cho cơ quan Công An. Hồ sơ trả con dấu bao gồm:

  • Công văn xin trả mã dấu
  • Con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu do Công an cấp
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Ngoài việc gửi thông báo, quyết định giải thể tới :

  • Phòng đăng ký kinh doanh,
  • Người lao động,
  • Đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được
  • Niêm yết công khai tại trụ sở chính.

Như vậy, các trường hợp đóng mã số thuế doanh nghiệp đã được liệt kê trong bài viết trên của 1ketoan.com.

>> Xem thêm thông tin Kế toán Thuế.

Doanh nghiệp cần tư vấn Thuế ? Có nhu cầu sử dụng Dịch vụ Kế toán Thuế, Kê Khai Thuế, Báo cáo tài chính? Hãy liên lạc 1ketoan.com.

Hotline: 0888.005.630

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *