BHXH – Quy định về Bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài làm việc tại Việt nam
Bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Việt Nam là một trong những thông tin thiếu hướng dẫn đầy đủ. Vì vậy, đôi khi người nước ngoài – kế toán doanh nghiệp nước ngoài gặp khó. Hãy cùng 1ketoan tìm hiểu về việc này
Có bắt buộc phải nộp bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài không
Theo khoản 1, Điều 2, Nghị định 143/2018/NĐ-CP
NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thỏa mãn các điều kiện sau:
- Có giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép lao động được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam
- Ký hợp đồng lao động không thời hạn hoặc thời hạn trên 1 năm với người sử dụng lao động
=> Các trường hợp được miễn tham gia BHXH bắt buộc (Theo khoản 2, Điều 2, Nghị định 143/2018/NĐ-CP):
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp (nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật => di chuyển tạm thời, được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng)-Khoản 1 Điều 3 NĐ số 11/2016/NĐ-CP
- Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu (Khoản 1 Điều 187 Bộ luật Lao động)
Mức đóng BHXH (từ 01/07/2022):
Người sử dụng lao động | Người lao động | |
---|---|---|
Bảo hiểm xã hội | Hưu trí: 14%Ốm đau-thai sản: 3%Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: 0,5% | Hưu trí: 8%Ốm đau-thai sảnTai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp |
Bảo hiểm y tế | 3% | 1,5% |
Bảo hiểm thất nghiệp |
Cách tính thu nhập đóng bảo hiểm.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (Theo điều 1 của Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH)
+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định
+ Phụ cấp lương theo thoả thuận của hai bên: Các khoản phụ cấp lương để bu đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc , điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính đầy đủ;
Như phụ cấp chức vụ, chức năng, phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;…..
+ Các khoản bổ sung khác theo thoả thuận của hai bên: Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương
- Cùng với đó là một số khoản không phải đóng BHXH bắt buộc (Theo công văn số 3016/LĐTBXH-BHXH ngày 30/7/2018)