Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân – Thông tin chi tiết

5/5 - (3 bình chọn)

Doanh nghiệp tư nhân là một hình thức doanh nghiệp rất phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về quá trình, hồ sơ hay thủ tục thành lập một công ty tư nhân. Trong bài viết dưới đây 1KETOAN sẽ chia sẻ tới bạn đọc thông tin chi tiết về đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân theo đúng quy định pháp luật.

dang-ky-thanh-lap-doanh-nghiep-tu-nhan
Thông tin chi tiết về Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Theo Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2020

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và chịu mọi trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân

Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: 

  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
  • Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

Tóm lại, để thành lập doanh nghiệp tư nhân bạn cần đáp ứng các điều kiện về: 

  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.
  • Tên Công ty không đặt trùng hay gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã được đăng ký.
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân là cá nhân.
  • Có nguồn vốn đầu tư chính xác.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Để thành lập doanh nghiệp tư nhân bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân.

Sau đó doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, nhận giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ và chờ giải quyết kết quả.

(Theo Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Thời gian giải quyết hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp được Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản tới doanh nghiệp để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

(Theo Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Xem thêm: Những loại thuế cần nộp sau khi thành lập doanh nghiệp

Thủ tục cần thiết sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Sau khi đã thành lập, doanh nghiệp phải nhanh chóng thực hiện các thủ tục cần thiết để có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh thực tế: 

Thủ tục kê khai thuế ban đầu 

Nghĩa vụ thuế là bắt buộc đối với tất cả các mô hình doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp phải hoàn thành đúng thời hạn để tránh những rắc rối về nghĩa vụ thuế – trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp.

Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng

Sau khi mở tài khoản thì trong vòng 10 ngày, chủ doanh nghiệp tư nhân phải thông báo lên Sở kế hoạch và đầu tư để cơ quan có thẩm quyền có thể quản lý và kiểm soát các giao dịch.

Phát hành hóa đơn

In và phát hành hóa đơn là một trong những quyền của doanh nghiệp tư nhân. Sau khi lựa chọn hình thức hóa đơn, doanh nghiệp phải có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Xem thêm: Miễn phí đăng ký chữ ký số cho doanh nghiệp mới thành lập

Trên đây là thông tin về Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân1KETOAN muốn chia sẻ tới bạn đọc. Nếu gặp bất kỳ vấn đề nào trong quá trình đăng ký hoặc bắt đầu hoạt động kinh doanh, đội ngũ hỗ trợ của 1KETOAN luôn sẵn sàng giúp đỡ và giải quyết mọi thắc mắc của bạn.

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, chưa có người hỗ trợ hoặc cần tư vấn về Thuế hay Dịch vụ thành lập doanh nghiệp, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ Hotline/Zalo: 0888.005.630, chuyên viên của 1KETOAN sẽ tư vấn và giải đáp!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *