Ấn định thuế là gì? Áp dụng cho doanh nghiệp như thế nào?
Nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết tại sao mình bị ấn định thuế. Hiện nay, có những trường hợp nào bị ấn định thuế nào? Căn cứ cho mỗi trường hợp ra sao? Mời bạn cùng 1KETOAN tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ấn định thuế là gì?
Ấn định thuế là trường hợp doanh nghiệp phải nộp thuế theo một con số nhất định thay vì được chủ động khai, nộp thuế theo quy định.
Nguyên tắc ấn định thuế
Theo Điều 49 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:
- Ấn định thuế phải dựa trên các nguyên tắc quản lý thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan.
- Cơ quan quản lý thuế ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố, căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp.
Trường hợp bị ấn định thuế
Căn cứ Điều 50, 52 Luật Quản lý thuế năm 2019, có 17 trường hợp doanh nghiệp bị cơ quan thuế, cơ quan hải quan ấn định thuế.
Đối với doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thuế
- Không đăng ký thuế, không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác về căn cứ tính thuế.
- Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế.
- Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong thời hạn.
- Không chấp hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế.
- Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường.
- Mua, trao đổi hàng hóa sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn mà hàng hóa là có thật theo xác định của cơ quan có thẩm quyền và đã được kê khai doanh thu tính thuế.
- Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Thực hiện các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
- Không tuân thủ quy định về nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết hoặc không cung cấp thông tin theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết.
Căn cứ
- Cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại;
- So sánh số tiền thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương. Trường hợp tại địa phương của cơ sở kinh doanh không có thông tin về mặt hàng, ngành, nghề, quy mô của cơ sở kinh doanh thì so sánh với địa phương khác;
- Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực;
- Tỷ lệ thu thuế trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành, nghề theo quy định.
Đối với doanh nghiệp hàng hóa xuất – nhập khẩu
- Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
- Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp.
- Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan.
- Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế.
- Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế.
- Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp.
- Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp.
- Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật.
Cơ quan hàng hải căn cứ bao gồm:
- Hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu;
- Căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế;
- Cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại;
- Hồ sơ khai báo hải quan;
- Tài liệu và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để ấn định số tiền thuế phải nộp.
Hỏi – đáp liên quan đến ấn định thuế
Câu hỏi
Doanh nghiệp tôi là doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn thuế TNDN trong 4 năm. Công ty tôi có áp dụng chế độ kế toán, chế độ hóa đơn chứng từ và kê khai thuế theo đúng quy định. Trong 3 năm đầu hoạt động (vẫn trong thời gian hưởng ưu đãi miễn thuế) do trình độ kế toán yếu nên sau khi nộp báo cáo tài chính và tờ khai quyết toán lên cho cơ quan thuế, kế toán có phát hiện sai sót trong hạch toán kế toán, xác định giá vốn nên chỉnh sửa lại hồ sơ sổ sách kế toán cho phù hợp tuy nhiên lại không kê khai nộp lại báo cáo tài chính và tờ khai sửa đổi cho cơ quan thuế.
Nay công ty tôi bị cơ quan thuế vào kiểm tra quyết toán thuế cho 3 năm này, cơ quan thế đưa ra lý do là báo cáo tài chính đã nộp và sổ sách không giống nhau nên quyết định ấn định thuế TNDN với công ty tôi. Vậy quý Bộ cho tôi hỏi việc cơ quan thuế ấn định thuế với công ty tôi như vậy có đúng không? Sau khi ấn định thuế thì công ty tôi có được hưởng ưu đãi miễn thuế với số thuế bị ấn định cho 3 năm này do vẫn đang trong thời gian được hưởng ưu đãi miễn thuế hay không?
Trả lời
- Quy định về ấn định thuế đối với người nộp thuế theo phương pháp kê khai trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế như sau:
Ấn định thuế đối với người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế
- Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các trường hợp sau đây:
- Không đăng ký thuế;
- Không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;
- …
Căn cứ Khoản 1, Điều 18 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (Áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN 2012, 2013); và Khoản 1, Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (Áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN 2014 trở đi).
Điều kiện, nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
- Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định và đăng ký, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai”.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai vi phạm pháp luật về thuế thuộc trường hợp bị ấn định thuế thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định tại Điều 37 Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành; đồng thời tùy theo hành vi vi phạm của người nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện các hình thức xử lý vi phạm về thuế theo quy định.
Trường hợp người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai vi phạm pháp luật về thuế (Phải thực hiện ấn định thuế) thì không được hưởng ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Nguồn: Tổng cục thuế
Xem thêm:
- Doanh Nghiệp không có tổ chức công đoàn vậy có phải đóng phí công đoàn không?
- Điều kiện để đưa chi phí tiền lương vào chi phí được trừ?
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào về thuế vui lòng liên hệ với 1ketoan qua các cách sau để nhận được lời tư vấn phù hợp nhất:
- Hotline (24/7): 0888.005.630
- Liên hệ: TẠI ĐÂY
1ketoan – Chuyên gia kế toán từ xa