Cách xử lý khi phát sinh giao dịch giữa tài khoản cá nhân và tài khoản công ty

5/5 - (4 bình chọn)

Trong nhiều trường hợp, tài khoản công ty sẽ phải phát sinh giao dịch với các tài khoản cá nhân của đối tượng không phải là Khách hàng. Tất cả những thông tin nay sẽ lưu trong sao kê tài khoản. Vậy sẽ phải xử lý những giao dịch này thế nào? Cơ quan thuế sẽ quan tâm điều gi ? Hãy cùng đi tìm câu trả lời với 1ketoan.com

NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH GIAO DỊCH

Có thể thấy rằng, trong thực tế, ngoài việc Khách hàng trả tiền hàng, hoặc thanh toán hóa đơn, công ty sẽ phát sinh các giao dịch khác. Cụ thể là các lý do sau:

  • Chuyển tiền cho cá nhân là nhân viên trong công ty
  • Cá nhân trong công ty chuyển vào tài khoản công ty
  • Các giao dịch nhầm lẫn với cá nhân khác

GIAO DỊCH VỚI NHÂN VIÊN CÔNG TY

Các trường hợp phát sinh giao dịch tài khoản công ty bao gồm:
– Tài khoản giám đốc
– Tài khoản nhân viên khác trong công ty

Chuyển tiền từ tài khoản công ty cho nhân viên


Phương án xử lý với trường hợp này
– Công ty cho nhân viên/ giám đốc mượn/ vay tiền :

  • Hồ sơ: Hợp đồng, phiếu thu.
  • Lập phiếu thu tiền: Nợ TK 111/ Có TK 3388
  • Lập UNC chi tiền ngân hàng trả lại: Nợ TK 3388/ Có TK 112

Tạm ứng tiền cho nhân viên

  • Hồ sơ: Giấy đề nghị tạm ứng
  • Lập UNC chi tiền ngân hàng cho tạm ứng: Nợ TK 141/ Có TK 112
  • Lập phiếu thu tiền hoàn ứng: Nợ TK 111/ Có TK 141

Chuyển tiền từ tài khoản Cá nhân vào tài khoản công ty

Phương án 1: Xử lý: Công ty mượn tiền cá nhân ( tương tự bên trên)

  • Hồ sơ: Hợp đồng, phiếu thu.
  • Lập phiếu chi tiền: Nợ TK 1388/ Có TK 111
  • Cá nhân chuyển tiền ngân hàng trả lại: Nợ TK 112/ Có TK 1388

Phương án 2: Cá nhân hoàn ứng

  • Lập giấy để nghị tạm ứng
  • Lập UNC chi tiền ngân hàng cho tạm ứng: Nợ TK 141/ Có TK 111
  • Lập thủ tục tiền hoàn ứng: Nợ TK 112/ Có TK 141

CÁ NHÂN KHÔNG THUỘC CÔNG TY

Nếu cá nhân không thuộc tài khoản công ty, việc chứng minh sẽ khó khăn hơn một chút

*Xử lý:

Phương án 1: Công ty mượn tiền cá nhân

– Lập hợp đồng, hoặc biên bản mượn tiền

– Lập phiếu thu tiền: Nợ TK 111/ Có TK 3388

– Lập UNC chi tiền ngân hàng trả lại: Nợ TK 3388/ Có TK 112

Phương án 2: Xem là khoản họ mua hàng nhưng hủy đơn/ đặt cọc.

  • Cá nhân đã chuyển khoản nhưng công ty họ dừng quyết định mua hàng
  • Xem đó là khoản đặt cọc mua hàng nhưng không mua được nên trả lại

Xử lý hồ sơ:

  • Lập giấy để nghị thanh toán
  • Lập UNC chi tiền ngân hàng cho tạm ứng: Nợ TK 331/ Có TK 112
  • Lập phiếu thu tiền hoàn ứng: Nợ TK 1

Rõ ràng, các vấn đề liên quan đến giao dịch tài khoản ngân hàng của công ty phải cần xử lý hết sức kỹ lưỡng và chặt chẽ. Nếu kế toán không có kinh nghiệm chắc chắn mắc phải lỗi sai với cơ quan Thuế.

Nếu Doanh nghiệp cân tư vấn về Kế toán Thuế/ hoặc có các ván đê về thuế chưa xử lý được. Hãy liên lạc ngay cho chúng tôi:

Hotline: 0888.005.630

>> Thông tin về dịch vụ Kế toán Thuế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *