20 vấn đề doanh nghiệp thường bị thanh kiểm tra Thuế quan tâm (P.3)

5/5 - (2 bình chọn)

Tiếp tục với loạt bài liên quan đến vấn đê Thanh kiểm tra Thuế, doanh nghiệp cân thực sự chú ý. Với 2 bài trước, liên quan đến vốn và chi phí phát sinh. Tiếp đến bài viết về các lỗi trong nghiệp vụ. Hãy cùng đến với phần 3 của loạt bài: “Vấn đề doanh nghiệp thường bị thanh kiểm tra Thuế quan tâm”

>> Xem phần 2 bài viết tại đây

> Xem phần 1 bài viết tại đây

KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Tài sản cố định cần được trích khấu thao theo đúng tiêu chuẩn:

  • Nhất quán mức trích khấu hao hàng tháng, hàng năm
  • Tất cả khung thời gian đều phải được trích khấu hao
  • Khung thời gian khấu hao theo tiêu chuẩn
  • Phương pháp tính khấu hao

Tài sản cố định phải là loại thiết bị, công cụ theo tiêu chuẩn Thông tư số 45/2013/TT-BTC .

 

PHÂN BỔ CUNG CỤ DỤNG CỤ

Kế toán phải hiểu rõ bản chất của tài sản để phân bố cho chính xác (Vật tư Tiêu hao, công cụ, dụng cụ, tài sản cố định)

  • Điều chuyển từ tài sản cố định sang công cụ dụng cụ
  • Chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ phải đúng theo loại hình chi phí

Việc kê khai sai có thể gây lỗi về kế toán. Ngoài ra, có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp về chi phí phát sinh hàng năm.

GIÁ NHẬP/XUẤT KHO HÀNG HÓA

Hàng hóa nhập vào kho cần thực hiện đúng:

  • Hạch toán đúng vào tài khoản 156 (Hàng hóa)
  • Không tính hàng hóa nhập kho là chi phí kinh doanh
  • Giá nhập kho: Giá mua hàng hoá + Chi phí phát sinh từ hoạt động mua hàng hóa – Các khoản giảm trừ (giảm giá, khuyến mại…)
  • Kiểm tra kỹ giá vốn hàng bán, giá xuất kho

Như vậy, với hàng hóa, cần kiểm tra kỹ các loại hàng nhập kho tránh phát sinh hạch toán sai, giá nhập có vấn đề

BÁO CÁO HÀNG HÓA TỒN KHO

Hàng hóa tồn kho là hàng hóa của doanh nghiệp kinh doanh dựa trên hóa đơn chứng từ mua vào/ bán ra. Hàng hóa tồn kho phải thực sự chú ý:

  • Không để tình trạng “âm kho” ( Hóa đơn bán ra có trước hóa đơn đầu vào) -> Xuất hóa đơn đúng ngày
  • Kho hàng phải hợp lý với tình trạng kinh doanh
  • Với một số loại hình kinh doanh tiêu hao: Tỉ lệ xuất kho/ hủy trên số lượng mua vào phải hợp lý

Như vậy, kế toán cần phối hợp với bộ phận quản lý Kho. Để kiểm tra và kê khai đúng, đủ theo tiêu chuẩn

TỶ LỆ GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRÊN DOANH THU

Tỷ lệ giá vốn hàng bán phải hợp lý với tình hình kinh doanh.

  • Với doanh nghiệp thương mại, tỉ lệ này chiếm tối đa 80%
  • Các loại hình khác, tỉ lệ sẽ thấp hơn
  • Phải ghi nhận chuẩn giá hàng hóa nhập kho (Nếu tăng hoặc giảm sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ này)

 

– Trong trường hợp: Giá vốn hàng bán của đơn vị lớn hơn hoặc bằng doanh thu. Khi cơ quan thuế kiểm tra, thanh quyết toán có thể ấn định giá trên cơ sở giá giao dịch thông thường trên thị trường (Điểm 1 Mục I Thông tư 69/2002/TT-BTC ngày 16/08/2002 ( trước 07/05/2010) Khoản 2 Điều 4 Thông tư 71/2010/TT_BTC ngày 07/05/2010 (thay thế Thông tư 69/2002/TT-BTC) hoặc Công văn số 2900/TCT-CS ngày 18/08/2011).

– Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp có doanh thu lớn, giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ cao, lỗ kéo dài..cơ quan thuế thường nghi ngờ doanh nghiệp có hành vi gian lận thuế, trốn thuế và có thể bị xử phạt truy thu 1 – 3 lần ( Điều 107, 108 Luật Quản lý thuế).

Như vậy, với bài viết này, 1ketoan.com đã đưa ra các vấn đề liên quan đến kho và tài sản. Khi doanh nghiệp nhận được yêu cầu thanh kiểm tra của cơ quan Thuế, hãy lập tức kiểm tra trực tiếp báo cáo kho hàng trên Thuế của mình. Cách xem xét lại là qua Báo cáo tài chính hàng năm và tình hình thực tế.

>> Xem Phần 4 của loạt bài

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu kiểm tra lại toàn bộ sổ sách, các vấn đề khi thanh,kiểm tra Thuế hãy liên lạc 1ketoan.com. Dịch vụ của chúng tôi sẽ đồng hành cùng Doanh nghiệp trong mọi thời điểm.

Hotline/ Zalo: 0888.005.630

 

Dịch vụ Kế toán Thuế Nam Từ Liêm.

Dịch vụ Kế toán Thuế Bắc Từ Liêm.

Dịch vụ Kế toán Thuế Thanh xuân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *