Rủi ro khi thực hiện hành vi mua bán hóa đơn của Doanh nghiệp

Hóa đơn giá trị gia tăng (Hóa đơn) có vai trò là một chứng từ để thể hiện sự giao dịch hàng hóa, dịch vụ cũng như căn cứ pháp lí để doanh nghiệp thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, tình trạng mua bán hóa đơn bất hợp pháp đang diễn ra ở một số doanh nghiệp nhằm mục đích “Lách luật” tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hành vi này không chỉ gây ra nhiều hệ lụy cho chính doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế và xã hội.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng 1ketoan tìm hiểu về các hình thức mua bán hóa đơn bất hợp pháp phổ biến, những rủi ro mà doanh nghiệp có thể đối mặt khi tham gia vào hoạt động này, cũng như các giải pháp để bảo vệ doanh nghiệp khỏi các hậu quả pháp lý.

Tại sao doanh nghiệp Việt Nam chọn mua bán hóa đơn bất hợp pháp?

Thông thường, các Doanh nghiệp tại Việt Nam khi kinh doanh một số ngành nghề như

  1. Mua hóa đơn để bù trừ thuế GTGT
  2. Mua hóa đơn để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
  3. Mua hóa đơn cho các giao dịch không có thật
  4. Sử dụng hóa đơn của các giao dịch mua bán không hóa đơn
  5. Mua hóa đơn dịch vụ không cần thiết
  6. Sử dụng hóa đơn có giá trị gần 20 triệu đồng
  7. Chuyển khoản cho hóa đơn giả để trốn thuế
  8. Mua hóa đơn để tránh thuế TNDN cao

Một số doanh nghiệp lựa chọn hành vi này vì áp lực tài chính hoặc lợi nhuận ngắn hạn. Cụ thể, khi có thể mua được hóa đơn chi phí, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi :

  • Chi phí Thuế Giá trị gia tăng – Được tính toán và nộp thuế hàng tháng/ quý sẽ được khấu trừ bởi hóa đơn
  • Chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp – Được tính toán dạng chi phí và tổng kết vào cuối năm, công thức đơn giản là 20% lợi nhuận. Khi có hóa đơn chi phí -> Lợi nhuận giảm -> Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp giảm

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, nhiều doanh nghiệp tìm cách giảm chi phí tiền Thuế và có lợi nhuận kinh doanh bằng hình thức trên

Ngoài ra, sự thiếu hiểu biết về pháp luật cũng là nguyên nhân khiến một số doanh nghiệp rơi vào cạm bẫy này. Họ không nắm rõ các quy định về hóa đơn và thuế, dẫn đến việc tham gia vào các giao dịch mờ ám mà không nhận ra rủi ro tiềm ẩn.

Doanh nghiệp mua bán hóa đơn trái phép như thế nào?

Mua bán hóa đơn là hành vi trao đổi hóa đơn không phản ánh giao dịch thực tế, thường nhằm trốn thuế hoặc làm đẹp sổ sách kế toán. Hóa đơn bất hợp pháp được tạo bởi các cá nhân hoặc tổ chức không có hoạt động kinh doanh thực sự, giao dịch không tồn tại trong thực tế.

Hiện nay, vẫn có nhiều đơn vị cung cấp những dịch vụ bất hợp pháp này trên Internet, hoặc có đường dây giới thiệu lẫn nhau. Vì vậy , khi doanh nghiệp có nhu cầu, sẽ tìm kiếm và có các đơn vị cung cấp bất hợp pháp.

Rủi ro của doanh nghiệp khi mua bán hóa đơn

Hành vi này chủ yếu được thực hiện qua mạng internet và các mối quan hệ kinh doanh, với các bước gồm liên hệ, thỏa thuận giá, thanh toán và nhận hóa đơn mà không có giao dịch thực tế. Hành vi này vi phạm pháp luật và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho cả bên mua lẫn bên bán.

Cụ thể, doanh nghiệp tham gia vào hành vi mua bán hóa đơn có thể gặp các rủi ro pháp lý sau đây:

  1. Phạt hành chính: Nếu bị phát hiện, doanh nghiệp sẽ phải chịu các mức phạt tài chính liên quan đến xuất hóa đơn sai, bao gồm việc nộp lại số thuế GTGT và thuế TNDN đã được giảm sai, cộng với các khoản lãi suất chậm nộp và tiền phạt theo quy định của pháp luật.
  2. Truy cứu trách nhiệm hình sự: Trong những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, doanh nghiệp và các cá nhân có liên quan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015, về hành vi mua bán hóa đơn bất hợp pháp.
    1. Có tổ chức
    2. Có tính chất chuyên nghiệp
    3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
    4. Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên
    5. Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên
    6. Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên
    7. Tái phạm nguy hiểm.
  3. Ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh: Một khi bị phát hiện tham gia vào hành vi mua bán hóa đơn bất hợp pháp, doanh nghiệp sẽ bị mất uy tín với đối tác, khách hàng và thậm chí có thể bị gián đoạn hoạt động kinh doanh do các cuộc kiểm tra từ cơ quan thuế.
    1. Tổng cục thuế công khai doanh nghiệp mua bán hóa đơn
    2. Buộc dừng các hoạt động doanh nghiệp cho đến khi Khắc phục các vấn đề
    3. Phong tỏa tài khoản ngân hàng doanh nghiệp
  4. Rủi ro từ bên bán hóa đơn: Bên bán hóa đơn có thể ngừng hoạt động, bỏ trốn, hoặc bị cơ quan pháp luật bắt giữ bất cứ lúc nào, khiến doanh nghiệp mua không đạt được mục đích và đối mặt với những hậu quả pháp lý.

Giải pháp tránh rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong mỗi doanh nghiệp, việc quản lý và sử dụng hóa đơn không chỉ là trách nhiệm của bộ phận kế toán mà còn liên quan đến các cá nhân khác như nhân viên thu mua, giám đốc tài chính. Để tránh các rủi ro liên quan đến hóa đơn, doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau:

  1. Đảm bảo các giao dịch thực hiện đúng sự thật: Trước tiên, doanh nghiệp cần đảm bảo giao dịch kinh tế với các đối tác là đúng sự thật và yêu cầu nhà cung cấp thực hiện tuân thủ luật – Cung cấp hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng.
  2. Lưu giữ các bằng chứng về giao dịch:Các bằng chứng giao dịch thường gồm
    1. Hợp đồng kinh tế
    2. Chứng từ chi tiền (Tốt nhất giao dịch bằng tài khoản ngân hàng)
    3. Biên bản hoàn thành/ nghiệm thu dịch vụ hoặc Biên bản bàn giao hàng hóa
    4. Hình thức giao hàng hóa / cung cấp dịch vụ và bằng chứng liên quan
  3. Tuân thủ quy trình kiểm tra hóa đơn: Các cá nhân liên quan cần kiểm tra kỹ nguồn gốc và tính hợp lệ của hóa đơn trước khi thực hiện thanh toán hoặc báo cáo thuế.
  4. Cập nhật và đào tạo về quy định pháp luật: Doanh nghiệp nên đào tạo nhân viên về các quy định pháp luật liên quan đến hóa đơn và thuế để đảm bảo mọi người đều hiểu rõ trách nhiệm của mình.
  5. Rà soát quy trình nội bộ: Xây dựng và duy trì quy trình kiểm soát nội bộ nghiêm ngặt để đảm bảo tuân thủ pháp luật trong mọi giao dịch của doanh nghiệp.

Việc mua bán hóa đơn bất hợp pháp mang lại nhiều rủi ro và hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Để bảo vệ mình khỏi các hậu quả pháp lý, doanh nghiệp cần có những hiểu biết hoặc chuyên gia tư vấn về các quy định liên quan đến hóa đơn và thuế.

Tại 1ketoan chúng tôi cung cấp Dịnh vụ tư vấn thuế với Đội ngũ chuyên gia tư vấn với nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ doanh nghiệp của bạn tránh được những rủi ro không đáng vững bước trên con đường phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *