Quy trình tư vấn thành lập doanh nghiệp
Khi bắt đầu hành trình kinh doanh, việc thành lập doanh nghiệp là bước quan trọng đầu tiên để hợp pháp hóa và đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ theo các quy định pháp luật. Quy trình này không chỉ đơn thuần là việc hoàn tất các thủ tục đăng ký mà còn liên quan đến nhiều yếu tố như lựa chọn loại hình doanh nghiệp, xác định vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, và địa chỉ trụ sở.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn quy trình tư vấn thành lập doanh nghiệp chi tiết, giúp bạn chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cần thiết để khởi đầu hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp và hiệu quả.
Bước 1: Thu thập thông tin, yêu cầu thành lập doanh nghiệp của khách hàng và tư vấn sơ bộ
1. Tiếp nhận thông tin ban đầu khách hàng cung cấp bao gồm:
– Loại hình công ty dự định thành lập:
– Tên và địa chỉ trụ sở chính công ty dự định thành lập:
– Ngành nghề, mục tiêu kinh doanh, mục tiêu dự án đầu tư của khách hàng (ngành nghề kinh doanh, mục tiêu dự án đầu tư dự định đăng ký):
– Vốn đầu tư kinh doanh, mức vốn điều lệ dự định đăng ký:
– Thông tin của sáng lập viên (thành viên/cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn…):
– Các thông tin khác liên quan đến vấn đề thành lập công ty.
2. Xử lý thông tin, tư vấn sơ bộ về điều kiện và yêu cầu sửa đổi (nếu có):
Căn cứ vào thông tin khách hàng cung cấp và các quy định pháp luật liên quan (điều kiện về đặt tên doanh nghiệp, trụ sở doanh nghiệp, nghành nghề kinh doanh, điều kiện về thành viên/cổ đông sáng lập…) nhằm phân tích và định hướng khách hàng lựa chọn cho phù hợp với yêu cầu đã đặt ra và tuân thủ quy định pháp luật, cụ thể như sau:
- Dựa trên quy định pháp luật phân tích, đánh giá quy định và điều kiện thành lập đối với từng loại hình doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân ….) và căn cứ vào điều kiện hiện tại của khách hàng nhằm tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình công ty phù hợp.
- Tư vấn cho khách hàng về cách đặt tên doanh nghiệp cho phù hợp với quy định pháp luật về điều kiện về tên doanh nghiệp như: Quy định về cấm đặt tên trong doanh nghiệp, quy định về tên trùng và tên dễ gây nhầm lẫn, quy định về tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài… (Căn cứ Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 18, 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
- Tư vấn cho khách hàng quy định pháp luật về địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp, điều kiện về trụ sở chính và các vấn đề liên quan đến vốn đầu tư/vốn điều lệ (mức vốn điều lệ, điều kiện về vốn, các hình thức tăng giảm vốn, mức/bậc thuế môn bài tương ứng …).
Địa điểm kinh doanh của công ty
Theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp cũng có một số đặc điểm như sau:
+ Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;
+ Phải làm thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi lập địa điểm kinh doanh;
+ Phải là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Không được cùng là trụ sở chính của doanh nghiệp.
Như vậy, nơi đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp phải căn cứ vào nơi đặt trụ sở chính. Theo đó, doanh nghiệp không được phép thành lập địa điểm kinh doanh ngoài phạm vi cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Về chế độ thuế, địa điểm kinh doanh không có mã số thuế riêng và phải hạch toán phụ thuộc vào công ty. Trụ sở chính có thể không tiến hành hoạt động kinh doanh còn địa điểm kinh doanh bắt buộc phải tiến hành hoạt động kinh doanh theo ngành, nghề doanh nghiệp đã đăng ký
- Tư vấn pháp luật về ngành nghề, mục tiêu kinh doanh cho khách hàng. Tư vấn các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngành nghề cấm kinh doanh… Nhằm mục đích cùng với khách hàng lựa chọn ngành nghề, mục tiêu phù hợp và chuẩn hóa ngành nghề kinh doanh theo quy định pháp luật.
Đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài thì ngoài các nội dung trên ngành nghề, mục tiêu dự án được phân tích cụ thể về ngành nghề, mục tiêu dự án thuộc điều kiện thẩm tra hay không thẩm tra, hạn chế hay không hạn chế, tư vấn về biểu thuế xuất nhập khẩu, và biểu cam kết WTO… nhằm tư vấn cho khách hàng lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp. - Tư vấn các quy định pháp luật về sáng lập viên, cổ đông công ty, chủ sở hữu công ty…, như điều kiện đầu tư kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài…
- Tư vấn các quy định khác khác liên quan đến vấn đề thành lập công ty cho đối với trường hợp thành lập công ty trong nước và công ty có vốn nước ngoài, nhằm mục đích tư vấn và định hướng cho khách hàng có lựa chọn thành lập doanh nghiệp phù hợp với quy định pháp luật và đảm bảo mục tiêu thành lập trước đó.
Bước 2: Soạn thảo và xây dựng hồ sơ đăng ký thành lập công ty, đăng ký dự án đầu tư
Tiến hành soạn thảo và xây dựng hồ sơ pháp lý, cụ thể như sau:
- Hoàn thiện Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh/đăng ký cấp phép đầu tư;
- Xây dựng Dự thảo Điều lệ Công ty;
- Xây dựng Danh sách thành viên/Cổ đông sáng lập…;
- Soạn thảo các quyết định bổ nhiệm, biên bản họp, quyết định chủ sở hữu (nếu cần thiết);
- Soạn thảo hợp đồng liên doanh, hợp đồng nguyên tắc thuê nhà xưởng và các giấy tờ khác đối với nhà đầu tư nước ngoài;
- Các loại giấy tờ khác liên quan theo quy định.
Bước 3: Tiến hành liên hệ tới cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm thực hiện thủ tục theo ủy quyền
Sau khi hoàn thiện các công việc tại bước 2 và tổng hợp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, cần tiến hành:
- Đại diện cho khách hàng nộp, rút, nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh/đăng ký cấp phép đầu tư;
- Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đăng ký đã nộp và nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền;
- Tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu, nhận Giấy chứng nhận mẫu dấu và Dấu công ty cho Doanh nghiệp tại Cơ quan có thẩm quyền:
- Tiến hành thủ tục đăng ký mã số thuế và chức năng xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.
Bước 4: Hỗ trợ doanh nghiệp sau thành lập bao gồm
- Xây dựng hồ sơ pháp lý sau thành lập cho doanh nghiệp;
- Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu;
- Hướng dẫn và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến Thuế và Kế toán trong thời gian đầu sau thành lập doanh nghiệp;
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ và quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hàng hóa, logo, thương hiệu…
Hỏi các thông tin ban đầu: Loại hình, Ngành nghề, Tên công ty, Địa chỉ, Vốn điều lệ
Tư vấn lựa chọn loại hình thành lập cho doanh nghiệp:
TNHH 1 thành viên, nếu CSH là giám đốc thì k được tính lương GĐ- Trụ sở chính là nhà của CSH thì k lấy được chi phí thuê nhà
TNHH 2 thành viên thì ngược lại, được tính lương GĐ, vẫn lấy được chi phí thuê nhà khi trụ sở là nhà của csh
- 1. Các thông tin tư vấn ban đầu: Loại hình công ty, Ngành nghề, Tên công ty, Địa chỉ, Vốn điều lệ (xin thêm CCCD các thành viên (nếu có) và của người đại diện PL)
- 2. Ra hồ sơ, gửi khách hàng kiểm tra
- 3. KH Ký
- 4. Nộp và giải trình hồ sơ với sở kế hoạch đầu tư (nhấn mạnh)
- 5. Nhận hồ sơ và gửi KH
- Đổi địa chỉ doanh nghiệp
- 1. Các thông tin tư vấn ban đầu: Địa chỉ hiện tại, Địa chỉ thay đổi, MST-tên công ty
- Nếu thay đổi khác quận thì cần các thủ tục chốt quyết toán thuế với quận hiện tại mới được chuyển sang CQ quản lý thuế mới
- 2. Ra hồ sơ, gửi khách hàng kiểm tra
- 3. KH ký
- 4. Nộp hồ sơ lên Phòng Đăng ký kinh doanh
- 5. Nhận hồ sơ ĐKKD mới và gửi KH
- Mở MST
- TH1: Trường hợp bị đóng MST (có văn bản hủy bỏ, thu hồi giấy phép/ Lỗi CQ thuế)
- Nộp hồ sơ:
- Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế (Mẫu 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo thông tư 95/2016/TT-BTC);
- Bản photo văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép (đối với trường hợp NNT đề nghị khôi phục MST do cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép);
- Nhận kết quả
- TH2: NNT không hoạt động tại trụ sở
- Nộp hồ sơ khôi phục MST
Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế (Mẫu 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo thông tư 95/2016/TT-BTC)
- Nộp các hồ sơ kê khai còn thiếu, số tiền còn nợ (nếu có), cơ quan thuế xác minh trụ sở.
- Nhận kết quả
- TH3: NNT đã nộp hồ sơ xin đóng mã số thuế nhưng cơ quan thuế chưa ban hành Thông báo NNT chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Giống trường hợp 2, tuy nhiên không phải xác minh trụ sở.
- Giải thể
- Các thông tin tư vấn: MST-tên công ty, phải thanh toán các khoản nợ, các ảnh hưởng khi giải thể: DN k còn hiệu lực pháp nhân (chấm dứt sự tồn tại)
- B1: Nộp hồ sơ xin giải thể lên sở kế hoạch đầu tư
- B2: Lập các báo cáo thuế : BCTC, TNCN, TNDN, Báo cáo quý đến thời điểm hiện tại gửi lên thuedientu
- B3: Cán bộ quản lý xuống thanh tra
- B4: Ra hồ sơ và số tiền cần phải nộp phạt (nếu có)
- B5: Đóng tiền phạt và nhận thông báo chấp nhận giải thế
- B6: Gửi thông báo lên sở kế hoạch đầu tư và nhận thông báo hoàn thành giải thể
- Tạm ngừng
Giống quy trình giải thể nhưng bỏ bước 3
(DN phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động) – Trình tự tại Điều 57 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
- 2. Thành lập doanh nghiệp có mấy gói dịch vụ ? Tại sao ở HN, TP
- 3 gói thành lập doanh nghiệp: cơ bản, nâng cao, trọn gói
- Với gói Cơ bản: Chỉ thành lập DN chứ không có mục đích hoạt động
- Nâng cao: với các doanh nghiệp không xuất hóa đơn, chỉ dùng ký hợp đồng tăng uy tín → gói này giúp tiết kiệm chi phí cho anh chị nhất nên bên em chỉ hỗ trợ online
- Trọn gói: Phải xuất hóa đơn và cần tư vấn thuế → Gắn bó dịch vụ Thuế. Bên em sẽ làm từ A-Z.
- Chi phí thành lập doanh nghiệp ở hcm và hn rẻ hơn các tỉnh thành khác vì:
Đây là hai thành phố lớn, nhiều DN, số lượng hồ sơ nhiều-> lên việc nộp hồ sơ rất là dễ có thể nộp online được và thường không bị bắt bẻ hồ sơ nhiều.
Các tỉnh ít hồ sơ nên kiểm soát kỹ hơn, có thể có nhiều yêu cầu phát sinh, trong đó có thể yêu cầu những công việc đặc thù -> Phí DV cao hơn.