Quy trình thay đổi địa chỉ kinh doanh của doanh nghiệp cùng quận, huyện?

5/5 - (2 bình chọn)

Việc thay đổi địa chỉ kinh doanh với doanh nghiệp là việc hết sức bình thường. Vì nhiều lý do: Mở rộng kinh doanh, thay đổi địa bàn, dừng hợp đồng thuê nhà… Tuy nhiên, việc thay đổi địa chỉ cần những thủ tục pháp lý. Hãy cùng liệt kê quy trình thay đổi địa chỉ kinh doanh trong cùng khu vực quản lý thuế ( Quận, huyện)

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cụ thể là thông báo về việc thay đổi địa chỉ công ty cùng quận – Phụ lục II.1
  • Quyết định của Chủ sở hữu về việc thay đổi trụ sở công ty cùng quận
  • Giấy ủy quyền – Cần trong trường hợp không phải đại điện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cụ thể là thông báo về việc thay đổi địa chỉ công ty cùng quận – Phụ lục II.1
  • Quyết định của Hội đồng thành viên (Công ty TNHH) hoặc Hội đồng quản trị (Công ty CP) về việc thay đổi trụ sở công ty
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên (Công ty TNHH) hoặc Hội đồng quản trị (Công ty CP) về việc thay đổi địa chỉ công ty cùng quận
  • Giấy ủy quyền – Cần trong trường hợp không phải đại điện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp

Tìm hiểu dịch vụ Kế toán Thuế để đảm bảo có tư vấn tốt nhất cho doanh nghiệp

Quá trình thực hiện


Thời gian thực hiện hoàn tất thủ tục thay đổi trụ sở chính cùng quận: 03 – 05 ngày làm việc.

Hồ sơ thay đổi trụ sở công ty cùng quận cần nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp chuyển trụ sở công ty;
  • Biên bản về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp chuyển trụ sở công ty (đối với công ty TNHH và Công ty cổ phần);
  • Quyết định về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về việc chuyển trụ sở công ty;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũ

Sau đó nộp cho cơ quan Thuế hồ sơ thông báo thay đổi tại chi cục Thuế;

  • Doanh nghiệp làm mẫu 08 thay đổi địa chỉ để cập nhật địa chỉ mới lên thuế.
  • Trường hợp cuốn hóa đơn cũ theo địa chỉ cũ của doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng hết, doanh nghiệp muốn tiếp tục sử dụng thì phải khắc con dấu vuông địa chỉ mới đóng lên hóa đơn và làm mẫu TP04 nộp qua mạng để tiếp tục sử dụng hóa đơn còn lại đó
  • Doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng hóa đơn chưa sử dụng hết đó thì phải làm thông báo hủy hóa đơn nộp lên thuế và khi đặt in hóa đơn mới phải làm lại thông báo phát hành hóa đơn mới nộp lên thuế.

Lưu ý cho doanh nghiệp:

  • Trường hợp, hóa đơn theo địa chỉ cũ vẫn còn, doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng thì phải làm thông báo hủy hóa đơn nộp lên thuế và khi đặt in hóa đơn mới để sử dụng thì doanh nghiệp phải làm thông báo phát hành hóa đơn mới để được sử dụng.

Tìm hiểu thêm về Kế toán Thuế cho doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *