Lương bao nhiêu thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Người nộp thuế cần nắm được mức lương bao nhiêu thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân, bởi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cùng 1KETOAN tìm hiểu rõ hơn về cách tính thuế và mức thuế cụ thể trong bài viết dưới đây.
Những đối tượng nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Theo Điều 2, Luật thuế TNCN 2007 có 3 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân gồm:
- Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3, Luật TNCN, phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
- Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng 2 điều kiện cá nhân cư trú trên.
Căn cứ vào Điều 3, Luật thuế thu nhập cá nhân được sửa đổi bổ sung tại Luật 25/2012/QH13 có 10 loại thu nhập chịu thuế bao gồm các loại sau:
- Thu nhập từ kinh doanh
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Thu nhập từ đầu tư vốn
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
- Thu nhập từ trúng thưởng
- Thu nhập từ bản quyền
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
- Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng
- Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng
Mức lương bao nhiêu thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính như sau:
Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế (2) x Thuế suất
Trong đó:
(2) = Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (3) – Các khoản giảm trừ
(3) = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế
Các khoản giảm trừ bao gồm:
- Giảm trừ cho bản thân người nộp thuế: Mức giảm trừ 11 triệu đồng/tháng
- Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
- Bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện: Bảo hiểm xã hội 8%, bảo hiểm y tế 1,5%, bảo hiểm thất nghiệp 1%
- Khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
Xem thêm: Mức giảm trừ gia cảnh 2023 và những thay đổi cần nắm rõ
Từ quy định nêu trên, nếu tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công người lao động nhận được trừ đi các khoản miễn thuế và các khoản giảm trừ (11 triệu đồng/tháng giảm trừ cho bản thân, 4.4 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc, bảo hiểm xã hội…) mà vẫn dương (> 0) thì mới phải tính thuế thu nhập cá nhân
=> Ít nhất thu nhập từ tiền lương, tiền công phải trên 11 triệu đồng/tháng (và không có người phụ thuộc) thì mới có khả năng nộp thuế thu nhập cá nhân. Nếu có 01 người phụ thuộc thì thu nhập phải trên 15,4 triệu đồng
Bảng mức lương phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Lưu ý: Thu nhập trên đây là thu nhập từ tiền lương, tiền công đã TRỪ các khoản sau:
- Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.
- Thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân
- Các khoản không tính thuế thu nhập cá nhân như một số khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn trưa…
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc biết được Lương bao nhiêu thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Nếu còn vấn đề về kế toán thuế cần giải đáp, bạn có thể liên hệ hotline/zalo 24/7: 088.005.630 để được chuyên viên của 1KETOAN tư vấn, hoặc theo dõi blog 1ketoan.com để cập nhật những bài viết mới nhất!