Lập Báo cáo tài chính và Sổ sách kế toán cho cơ quan Thuế có đơn giản?
Việc thành lập doanh nghiệp và phát triển kinh doanh chuyên nghiệp đang được nhà nước phát triển. Hàng năm có rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập. Cũng vì lý do đó, nhiều chủ doanh nghiệp mới có cái nhìn sơ bộ về Báo cáo tài chính Thuế (BCTC). Trong quá trình làm việc với Khách hàng, 1KETOAN nhận ra không phải kế toán nào cũng có thể lập được BCTC năm và bộ Sổ sách hoàn chỉnh phục vụ cho việc thanh kiểm tra. Bởi nó không đơn giản như kê khai quý.
Bài viết sau sẽ phân tích sự khác biệt của Báo cáo tài chính và Kê khai quý để Chủ doanh nghiệp hiểu rõ hơn.
Báo cáo thuế theo quý
Báo cáo thuế theo quý là việc:
- Cộng tổng tiền Thuế GTGT mua vào/bán ra
- Tổng thành tiền trên hóa đơn mua vào/bán ra
Báo cáo thuế theo quý bao gồm những gì?
- Thuế giá trị gia tăng báo cáo thuế quý
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp theo quý
- Bản báo cáo thuế phát sinh (nếu có)
Mức phạt các hành vi vi phạm báo cáo thuế là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:
Phạt cảnh cáo
Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
Phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Phạt tiền từ 5 – 8 triệu đồng
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
Phạt tiền từ 8 – 15 triệu đồng
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
- Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
- Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Phạt tiền từ 15 – 25 triệu đồng
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
Như vậy, tổ chức có thể bị phạt đến 25.000.000 đồng khi vi phạm các hành vi nêu trên.
Báo cáo tài chính Thuế cuối năm
Báo cáo tài chính Thuế cuối năm sẽ tổng hợp nhiều thông tin hơn Tờ khai báo cáo quý.
Báo cáo tài chính gồm những gì?
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bảng cân đối tài khoản
Phụ lục đi kèm:
- Thuyết minh BCTC
- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
Cùng với đó, để bảo vệ BCTC trước cơ quan Thuế, Kế toán sẽ phải lập bộ sổ sách chi tiết bao gồm:
- Sổ Giá vốn, giá thành: Tổng hợp giá vốn hàng bán, Tổng hợp giá thành, Chi tiết giá thành
- Sổ Bán hàng: Chi tiết bán hàng hóa, Chi tiết bán thành phẩm
- Sổ Công nợ: Tổng hợp, chi tiết công nợ phải thu, phải trả
- Sổ Kho hàng: Kho nguyên vật liệu, kho thành phẩm, kho hàng hóa
- Số phân bổ, khấu hao: Chi phí trả trước, Tài sản cố định
- Sổ chi tiết tài khoản (các tài khoản có phát sinh)
- Bảng kê hóa đơn GTGT
- Phiếu thu, chi, nhập xuất kho
- Bảng thanh toán tiền lương
Kết quả cuối cùng của BCTC chính là số tiền Thuế Doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước (Thuế Thu nhập Doanh nghiệp, Thuế Giá trị gia tăng), ảnh hưởng đến chính lợi nhuận của Doanh nghiệp.
Mức phạt các hành vi vi phạm về Báo cáo tài chính là bao nhiêu?
Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
- Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
- Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
- Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
- Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
Phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không công khai báo cáo tài chính theo quy định..
Lập Báo cáo tài chính và Báo cáo thuế có đơn giản không?
Nhìn chung, công việc kê khai thuế khá đơn giản, thường thời gian làm không nhiều. Các phần việc này gần như các kế toán mới ra trường hay chính chủ doanh nghiệp đều có thể được làm trên máy tính, Excel…
Đối với các quy trình kế toán thì lập báo cáo tài chính quan trọng nhất vì công việc này phức tạp và cần nhiều nghiệp vụ, kỹ năng xử lý tình huống cân đối mà không phải bất cứ kế toán nào cũng thực hiện tốt được. Đối với những người mới bước chân vào nghề kế toán hay còn yếu về kiến thức kế toán thì có thể rất dễ “hoảng” trước các số liệu, bảng biểu, hệ thống tài khoản chằng chịt khi lập Báo cáo tài chính.
Lựa chọn cho chủ doanh nghiệp khi cần làm báo cáo tài chính
Có thể thấy rằng, với lượng hồ sơ chi tiết như trên, người lập phải là kế toán có kinh nghiệm trong lĩnh vực và có chuyên môn cao. Bởi không phải chỉ nộp xong BCTC là kết thúc, thường là sau 3 – 5 năm hoạt động bên Thuế sẽ thanh kiểm tra 1 lần.
Với việc Doanh nghiệp hay sử dụng Kế toán nội bộ hoặc người quen thân, sẽ có nhược điểm sau:
- Thường với Doanh nghiệp nhỏ, sẽ không có Kế toán chuyên môn về Thuế
- Chi phí Thuê nhân lực chuyên môn về Thuế rất cao
- Nhân lực nội bộ làm sẽ có sai sót, không thể tư vấn cho Doanh nghiệp
Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ hơn trong vấn đề này nhằm lựa chọn nhân sự hỗ trợ mình trong kỳ Báo cáo tài chính này.
Lựa chọn Dịch vụ Báo cáo tài chính – Kế toán Thuế là một trong những phương án tối ưu: vừa tiết kiệm chi phí, vừa mang lại cho Doanh nghiệp những giá trị tốt nhất.
Chúc quý doanh nghiệp thành công!
Nếu anh/chị chưa có kinh nghiệm, chưa có người hỗ trợ hoặc cần tư vấn về dịch vụ Kế Toán Thuế trọn gói 2023 – Lập Báo cáo tài chính và Hoàn thiện sổ sách kế toán 2023 có thể để lại thông tin hoặc liên hệ Hotline/Zalo: 0888.005.630
Bạn đọc có thể tham khảo thêm về: