Kiểm tra thuế, làm sao để bị phạt ít thôi

Sắp đến mùa báo cáo tài chính và cũng là thời điểm cơ quan thuế thông báo kế hoạch kiểm tra đến doanh nghiệp nằm trong danh sách. Hai chữ “kiểm tra” không khỏi làm các chủ doanh nghiệp lo lắng. Lo lắng không biết kiểm tra có bị phạt nhiều không? Lo lắng không biết kiểm tra thường doanh nghiệp hay mắc lỗi gì? Cách nào để hóa giải các lỗi đó? Vậy bài viết này 1ketoan.com sẽ giúp các doanh chủ giải tỏa các lo lắng trên. Đặc biệt là các chủ doanh nghiệp của các công ty có doanh thu lớn.

Các doanh chủ đã một vài lần tiếp đón cơ quan thuế kiểm tra, chắc hẳn đã quen với một số cụm từ sau:

  • Chi phí lương bị loại do người lao động trên bảng lương làm ở hai nơi. Hay do không có đầy đủ chữ ký trên bảng lương. Hoặc do không có đầy đủ CMND của người lao động …
  • Chi phí nguyên vật liệu bị loại do không xây dựng được định mức tiêu hao. Hay chi phí xăng dầu cao hơn so với định mức của các doanh nghiệp khác. Hay hóa đơn nguyên vật liệu có sau hóa đơn xuất bán sản phẩm.
  • Bị áp doanh thu do tồn kho hàng hóa trên sổ sách lớn hơn nhiều so với tồn kho thực tế.
  • Loại máy móc thiết bị dùng cho cá nhân giám đốc và gia đình giám đốc.
  • Loại chi phí do mất mát hóa đơn mua vào.
  • Áp tăng doanh thu do bị mất liên đỏ hóa đơn bán ra đã hủy.
  • Truy thu thuế GTGT, thuế TNDN do không thanh toán bằng chuyển khoản các hóa đơn lớn hơn hai mươi triệu.

 

Và nguyên nhân chính dẫn đến các rủi ro trên xuất phát từ các lỗi khi hoàn thiện sổ sách và lập báo cáo tài chính dưới đây:

  • Không xây dựng chứng từ giải trình => lập sổ sách chi tiết => lập báo cáo tài chính. Mà lập báo cáo tài chính bằng cách bốc thuốc số liệu. Từ đó khi cơ quan thuế kiểm tra không có đủ sổ sách cần thiết. Không giải trình được chi phí cấu thành sản phẩm như thế nào.
  • Không xác nhận lại danh sách nhân viên là thực tế đang làm việc tại doanh nghiệp. Và hiện tại năm quyết toán không làm việc tại doanh nghiệp khác.
  • Không thu thập đầy đủ hồ sơ nhân viên trước khi lập bảng lương và quyết toán thuế TNCN.
  • Không kiểm tra việc nhân viên ký nhận đầy đủ trên bảng thanh toán lương.
  • Không bám sát và kiểm soát được kho nguyên vật liệu để có hồ sơ giải trình rõ ràng các thời điểm hóa đơn nguyên vật liệu có sau khi xuất bán sản phẩm.
  • Không quản lý được kho hàng hóa và bộ phận bán hàng khi xuất hóa đơn bán ra. Dẫn đến tình trạng tồn kho ảo.
  • Không hiểu rõ ràng mục đích sử dụng máy móc thiết bị cũng như bộ phận sử dụng. Để lập các hồ sơ giải trình cụ thể.
  • Không rà soát lại hóa đơn mua, bán trước khi lập báo cáo tài chính dẫn đến việc mất mát hóa đơn mà không biết.
  • Không theo dõi và quản lý được chi tiết những hóa đơn trên hai mươi triệu cần chuyển khoản. Dẫn đến không có phương án chuyển khoản và gia hạn công nợ tại thời điểm cuối năm.

 

Trên đây là một số điểm mà các chủ doanh nghiệp cần lưu ý để số tiền bị phạt và truy thu trên biên bản kiểm tra thuế nhỏ đi. Chúc các doanh chủ ngày càng quản lý tốt phần kế toán thuế tại doanh nghiệp mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *