Doanh nghiệp xây dựng cần chuẩn bị những gì khi Cơ quan Thuế kiểm tra?

Gần đây, có nhiều thông tin cho thấy Cơ quan Thuế đang lên kế hoạch tiến hành nhiều cuộc kiểm tra đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Nguyên nhân xuất phát từ những sai phạm về thuế trong ngành này được phản ánh ngày càng nhiều trên các phương tiện truyền thông.

Điều này đã tạo nên áp lực không nhỏ cho các chủ doanh nghiệp khi đối mặt với nguy cơ kiểm tra thuế vào dịp cuối năm. Để giúp các doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn, bài viết dưới đây 1ketoan sẽ hướng dẫn cụ thể những hồ sơ cần chuẩn bị và cung cấp một số lưu ý quan trọng khi làm việc với cơ quan thuế trong quá trình kiểm tra.

Khi nào Cơ quan Thuế kiểm tra thuế của doanh nghiệp?

Công tác thanh tra, kiểm tra thuế được thực hiện nhằm đảm bảo các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế. Việc thanh tra thường không diễn ra thường xuyên nhưng sẽ được thực hiện định kỳ, đặc biệt là với các doanh nghiệp có nguy cơ vi phạm pháp luật về thuế. Một số trường hợp khiến doanh nghiệp có thể bị thanh tra bao gồm:

  • Doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm như trốn thuế hoặc khai khống chi phí.
  • Khi có yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc ngăn ngừa tham nhũng.
  • Khi có phát hiện từ cơ quan thuế dựa trên phân loại rủi ro.
  • Theo yêu cầu từ các cơ quan kiểm toán hoặc thanh tra nhà nước.

Quy trình kiểm tra của Cơ quan Thuế

Việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế sẽ bao gồm 02 giai đoạn, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế:

  • Ban hành Quyết định kiểm tra
  • Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế phải được gửi cho người nộp thuế chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định.
  • Trước khi công bố Quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải phân công các thành viên trong đoàn thực hiện kiểm tra từng phần việc theo nội dung ghi trong Quyết định kiểm tra theo mẫu số 07/QTKT ban hành kèm theo quy trình kiểm tra thuế.
  • Bãi bỏ Quyết định kiểm tra; hoãn kiểm tra; tạm dừng kiểm tra; điều chỉnh quyết định kiểm tra khi chứng minh được đã số thuế khai là đúng và nộp đủ số tiền thuế phải nộp.

Lưu ý: Nếu người nộp thuế vẫn kinh doanh và kê khai thuế bình thường nhưng từ chối hoặc trốn tránh việc nhận Quyết định kiểm tra của cơ quan thuế, đoàn kiểm tra sẽ lập biên bản vi phạm hành chính theo Điều 15 Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Sau đó, đoàn kiểm tra báo cáo để xử phạt vi phạm và áp dụng các biện pháp quản lý thuế hoặc ấn định thuế theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Nếu người vi phạm không ký vào biên bản, cần có chữ ký của chính quyền địa phương hoặc người chứng kiến, hoặc ghi rõ lý do nếu không có sự xác nhận này.

Giai đoạn 2: Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế:

  • Công bố Quyết định kiểm tra thuế
  • Thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
  • Lập biên bản kiểm tra thuế.
  • Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế.
  • Ghi nhật ký kiểm tra.
  • Giám sát đoàn kiểm tra.
  • Theo dõi, đôn đốc thực hiện kết quả sau kiểm tra.

Trường hợp người nộp thuế đáp ứng được yêu cầu làm việc theo phương thức giao dịch điện tử, làm việc trực tuyến thì đoàn kiểm tra và người nộp thuế có thể thực hiện kiểm tra bằng phương thức giao dịch điện tử.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì khi Cơ quan Thuế kiểm tra

Kiểm tra, thanh tra thuế là quá trình cơ quan thuế giám sát các hoạt động và giao dịch phát sinh nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật thuế trong nền kinh tế. Do đó dưới đây là những hồ sơ mà doanh nghiệp cần chuẩn bị khi bị cơ quan thuế kiểm tra.

Doanh nghiệp thương mại vật liệu xây dựngDoanh nghiệp xây dựng công trình
Hồ sơ pháp lý:
Giấy đăng ký kinh doanh
Các công văn liên quan đến pháp lý và thuế
Hợp đồng kinh tế đầu vào và đầu ra
Hợp đồng lao động
Giấy phép khai thác và chứng từ mua bán khoáng sản:
Giấy phép khai thác khoáng sản
Hợp đồng mua bán khoáng sản
Hóa đơn đầu vào và đầu ra liên quan đến khoáng sản
Chứng từ gốc:
Chứng từ liên quan đến các giao dịch phát sinh, sắp xếp theo thứ tự thời gian
Hóa đơn mua bán, hợp đồng kinh tế
Biên bản nghiệm thu, phiếu xuất nhập kho
Đầy đủ chữ ký của các bên liên quan
Chứng từ vận chuyển vật liệu xây dựng:
Phiếu giao hàng cho các loại vật liệu như đất, đá, cát, sỏi
Hợp đồng vận chuyển và hóa đơn dịch vụ vận tải
Báo cáo tài chính và các báo cáo thuế:
Báo cáo tài chính theo từng năm
Tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng tháng
Báo cáo sử dụng hóa đơn
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm tính hàng quý
Quyết toán thuế TNDN, TNCN hàng năm
Báo cáo trữ lượng và sản lượng khai thác:Báo cáo về sản lượng khai thác thực tế và trữ lượng còn lại
Sổ sách kế toán và chứng từ ngân hàng:
Sổ phụ ngân hàng hàng năm
Sổ cái tài khoản và các sổ sách kế toán chi tiết
Đối chiếu nghiệp vụ kinh tế phát sinh với sổ sách chi tiết
Hồ sơ dự toán và quyết toán công trình:Hồ sơ dự toán và quyết toán cho các dự án sử dụng vật liệu xây dựng
Hợp đồng thuê ngoài và tài sản cố định:
Hợp đồng thuê máy móc, thiết bị
Hợp đồng vận chuyển

Giấy tờ liên quan đến tài sản cố định
Sổ theo dõi khoáng sản nhập kho và xuất kho:Ghi chép chi tiết về số lượng khoáng sản đã khai thác và tiêu thụ

Tham khảo thêm:

Hồ Sơ Yêu Cầu Khi Thanh Tra Thuế Với Doanh Nghiệp Xây Dựng, Vận Tải, Chế Biến

Kỹ năng và thủ tục đầy đủ khi làm việc với đoàn thanh tra thuế

Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện các hồ sơ thuế vào giai đoạn cuối năm.

Hãy tham khảo ngay: Dịch vụ kế toán trọn gói

Với đội ngũ kế toán viên dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi cam kết tất cả báo cáo, sổ sách kế toán làm ra luôn đúng luật, đúng chuẩn mực kế toán và hoàn thành đúng hạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *