Chi phí phát sinh trước ngày trên giấy phép kinh doanh xử lý như thế nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Để thành lập một doanh nghiệp, ngoài việc chuẩn bị kỹ càng về nguồn nhân lực, kế hoạch, chiến lược … thì doanh nghiệp còn cần phải chuẩn bị kinh phí để thực hiện các thủ tục khi thành lập một doanh nghiệp. Vậy Các chi phí phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp thì có phải là chi phí hợp lý của doanh nghiệp và có được khấu trừ thuế không? Hồ sơ sẽ bao gồm những gì? Phát sinh trong phạm vi thời gian bao lâu thì an toàn

Chi phí phát sinh trước ngày trên giấy phép kinh doanh xử lý như thế nào?

Các bạn hãy cùng 1ketoan.com đi tìm phương án xử lý các khoản chi phí phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp nhé! Để tìm hiểu điều đó chúng ta lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 

  • Các khoản đó có được ghi nhận là chi phí được trừ không?
  • Nếu được thì cần những thủ tục gì?
  • Ghi nhận 1 lần vào chi phí hay phải phân bổ?

Thực ra vấn đề này rất ít bạn quan tâm tới bởi vì ai cũng nghĩ rằng những khoản chi phí đó không có hóa đơn, mà có hóa đơn thi chỉ mang tên cá nhân. Cho nên hầu như các bạn đều loại nó ra cho đỡ phiền.

  1. Các loại chi phí trước thành lập DN
Chi phí phát sinh trước ngày trên giấy phép kinh doanh xử lý như thế nào?

Để thành lập doanh nghiệp và chuẩn bị cho quá trình hoạt động có thể phát sinh các chi phí sau:

– Chi phí thành lập doanh nghiệp như chi phí thuê trụ sở, chi phí mua trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động kinh doanh, …

– Chi phí thuê và đào tạo nhân viên, …

– Chi phí quảng cáo

– Lệ phí nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch – Đầu tư:

THỦ TỤCMỨC THU (VNĐ)
Đăng ký Thành lập Doanh nghiệp100.000/lần
Công bố nội dung đăng ký Doanh nghiệp300.000/lần

Vậy, những khoản chi phí này có phải là chi phí hợp lý của doanh nghiệp và có được khấu trừ thuế (nếu có) không?

  1. Cách hạch toán các loại chi phí này

– Cách Một: mượn tiền sếp

Nợ TK 111/ Có TK 3388

Chi mua các khoản chi phí: Nợ TK chi phí/ Có TK 111

Sau này thu được tiền vốn góp: Nợ TK 111/ Có TK 411

Hoàn trả: Nợ TK 3388/ Có TK 111

– Cách Hai: treo công nợ chi tiết

Chi mua các khoản chi phí: Nợ TK chi phí/ Có TK 331

Sau này thu được tiền vốn góp: Nợ TK 111/ Có TK 411

Hoàn trả: Nợ TK 331/ Có TK 111

  1. Kiểm tra chi phí có hợp lệ không ?

Dưới đây 1ketoan.com xin đưa ra một số căn cứ trích từ các thông tư của Bộ tài chính liên quan đến các khoản chi phí trước ngày trên giấy phép ĐKKD này:

– Về thuế Thuế GTGT:

Tại khoản 12 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT: “Trước khi thành lập doanh nghiệp, các sáng lập viên có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện chi hộ một số khoản chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, mua sắm hàng hóa, vật tư thì doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền và phải thực hiện thanh toán cho tổ chức, cá nhân được ủy quyền qua ngân hàng đối với những hóa đơn có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên.”

– Về TSCĐ, CCDC

 Tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định quy định: “Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.”

– Về thuế TNDN

Căn cứ theo Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ: “Đối với các khoản chi phí phát sinh trước khi được cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp, nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định (hóa đơn, chứng từ đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền), phục vụ hoạt động SXKD của đơn vị thì được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, chi phí được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh, tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.”

Tổng kết

Để các khoản chi phí phát sinh trước khi được cấp giấy ĐKKD là chi phí được trừ thì cần:

  1. Có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện chi hộ 
  2. Đảm bảo hóa đơn, chứng từ theo quy định “Hóa đơn đứng tên người được ủy quyền”
  3. Có hợp đồng, biên bản bàn giao….
  4. Phải thực hiện thanh toán cho tổ chức, cá nhân được ủy quyền qua ngân hàng đối với những hóa đơn có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên.

Để được hướng dẫn cụ thể chi tiết vấn đề này hay quý bạn đọc cần văn bản mẫu ủy quyền cho cá nhân thực hiện chi hộ hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0888.005.630 để được hỗ trợ nhanh và chính xác. 1ketoan.com luôn sẵn sàng hỗ trợ anh chị!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *