Cách Kiểm Tra Bộ Báo Cáo Tài Chính
Vào mùa báo cáo tài chính hàng năm, có rất nhiều bạn kế toán sau khi lên xong bộ báo cáo thì quay ra tự hỏi chính mình
“Không biết đã làm đúng chưa nữa, còn sai sót ở đâu không nhỉ?”.
Thấu hiểu điều đó, 1KETOAN sẽ hướng dẫn bạn một số mẹo để kiểm tra trong bài viết dưới đây.
Bạn kiểm tra 8 yếu tố sau:
Kiểm tra bảng cân đối kế toán
Trước hết, hãy xem tất cả các TK kế toán trên bảng cân đối: Số phát sinh có số dư đúng với bản chất của nó hay chưa?
- Bạn kiểm tra số dư TK 133 trên bảng Cân đối số phát sinh đã trùng với báo cáo thuế hàng tháng hay chưa?
- Số dư TK “chi phí trả trước ngắn hạn” ,“chi phí trả trước dài hạn” được bao nhiêu? Sau đó mở bảng phân bổ CCDC ra để đối chiếu số tiền còn lại trên bảng phân bổ CCDC có số liệu trùng khớp với nhau hay không? Nếu không bằng nhau ta xem lại cách phân bổ CCDC hoặc định khoản kế toán bị sai.
Kiểm tra bảng chi tiết nhập xuất tồn kho
Kiểm tra số dư trên TK 156 và mở bảng chi tiết nhập xuất tồn kho. Số liệu có trùng khớp với nhau hay không?
Nếu như số liệu giữa bảng cân đối số phát sinh với báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn không khớp có thể do các nguyên nhân sau:
- Định khoản sai tài khoản.
- Xuất bán trước khi có hóa đơn nhập mua.
- Đơn giá xuất bạn tính sai khi ghi nhận giá vốn hàng xuất bán.
Kiểm tra khấu hao tài sản cố định
- Kiểm tra đối chiếu trên bảng trích khấu hao so sánh với số liệu trên bảng cân đối SPS xem khấu hao lũy kế có bằng với số dư của tk 214 hay không?
- Kiểm tra khung thời gian khấu hao tài sản cố định theo đúng khung thời gian quy định hiện hành.
Kiểm tra TK 3334
- Đây là 1 vấn đề kế toán thường sai sót. Chúng ta so sánh số thuế TNDN bốn quý đã nộp so sánh với số thuế TNDN phải nộp cả năm và làm bút toán điều chỉnh chi phí thuế TNDN có thể là tăng thêm hoặc giảm đi.
- Nếu tăng thêm ghi nợ tk 821 có tk 3334. Nếu giảm hơn so với tạm tính ghi nợ tk 3334 có tk 821 phần tiền thừa trước khi lập báo cáo tài chính.
Kiểm tra sổ quỹ tiền mặt
- Nguyên tắc hạch toán sổ quỹ tiền mặt không được âm quỹ tại bất cứ thời điểm nào trong năm.
- Vì nếu tại 1 thời điểm nào đó âm quỹ thì kế toán phải xử lý ngay bằng các nghiệp vụ vay ngắn hạn cá nhân để bổ sung tiền mặt.
Kiểm tra tài khoản ngân hàng
- TK ngân hàng so với sổ phụ ngân hàng đã đúng với số dư cuối kỳ 31/12 hay chưa?
- Nếu sai tìm lại định khoản các nghiệp vụ hàng tháng. Có thể tìm dựa vào sao kê ngân hàng….
Kiểm tra TK 511
Bạn kiểm tra xem doanh thu TK 511 có khớp với doanh thu của từng tháng trên tờ khai hay không nhé!
Kiểm tra số dư TK 131, 331
Cần kiểm tra số dư TK 131 và 331 để xem có khớp với công nợ phải thu của khách hàng và phải trả cho nhà cung cấp hay không. Kiểm tra lại với công nợ thực tế với khách hàng và nhà cung cấp.
Trên đây 1KETOAN đã sơ bộ đưa ra những tiêu chí quan trọng bạn nên kiểm tra rà soát lại bộ BCTC. Để có một bộ BCTC hoàn chỉnh, bạn cần hết sức chú ý trong quá trình thực hiện.
Xem thêm:
- Là chủ Doanh Nghiệp mới thành lập, nên biết những thông tin gì?
- Hoàn thuế là gì? Đối tượng nào sẽ được Hoàn thuế Giá trị Gia tăng???
Để được hướng dẫn, tư vấn cụ thể về dịch vụ làm báo cáo tài chính cho doanh nghiệp, Bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây: Dịch vụ làm báo cáo tài chính, hoặc liên hệ Hotline/Zalo: 0888.005.630 để được hỗ trợ tư vấn sớm nhất. 1KETOAN luôn sẵn sàng hỗ trợ quý doanh nghiệp!