Tại sao nên làm Báo cáo tài chính sớm nhất có thể?
Báo cáo tài chính là bản báo cáo tổng kết năm của doanh nghiệp với số lượng dữ liệu vô cùng lớn và rắc rối. Do đó doanh nghiệp rất dễ mắc sai sót trong quá trình làm báo cáo tài chính. Có những lỗi rất cơ bản và không hề khó xử lý tuy nhiên nhiều doanh nghiệp lại không có đủ thời gian rà soát thông tin trước khi nộp cho cơ quan nhà nước.
Chính vì thế việc tìm hiểu để lập lập Báo cáo tài chính sớm có rất nhiều lợi ích. Mời bạn cùng 1KETOAN tìm hiểu thêm những lý do tại sao mà doanh nghiệp nên tìm hiểu làm báo cáo tài chính sớm nhất có thể qua bài viết dưới đây.
Báo cáo tài chính là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 luật kế toán năm 2015, Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. BCTC áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Sau khi kết thúc kỳ kế toán năm, các đơn vị hành chính, sự nghiệp phải khóa sổ và lập BCTC để gửi cơ quan có thẩm quyền và các đơn vị có liên quan theo quy định. Thông tin báo cáo tài chính giúp cho việc nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp phải cung cấp những thông tin sau trong bản BCTC:
- Tài sản;
- Nợ phải trả;
- Vốn chủ sở hữu;
- Doanh thu, thu nhập khác. chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
- Các luồng tiền.
Xem thêm: Thông tin về Báo cáo tài chính năm 2023 Doanh nghiệp cần biết
Bộ BCTC theo Thông tư 133 gồm các mẫu sau:
- Báo cáo tình hình tài chính: Mẫu số B01a – DNN;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 – DNN;
- Bản thuyết minh BCTC: Mẫu số B09 – DNN;
- Bảng cân đối tài khoản: Mẫu số F01 – DNN;
- Ngoài ra, doanh nghiệp được khuyến khích lập thêm Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03 – DNN.
Xem thêm: Báo cáo tài chính 2023 cần chuẩn bị sổ sách gì
Thời hạn nộp báo cáo tài chính và quy định xử phạt
Thời hạn nộp báo cáo tài chính là bao lâu?
- Đối với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp hợp danh thì nộp chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Cụ thể với kỳ kế toán năm từ 01/01 đến 31/12 thì doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính trước ngày 31/01 của năm tiếp theo.
- Các đơn vị kế toán thuộc doanh nghiệp khác thì nộp chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Cụ thể với kỳ kế toán năm từ 01/01 đến 31/12 thì doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính trước ngày 31/03 của năm tiếp theo.
Xem thêm: [Mới Nhất] Thời Hạn Nộp Báo Cáo Tài Chính 2023
Mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính cuối năm là bao nhiêu ?
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo chậm so với chế độ quy định:
a) Từ 20 ngày đến 30 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng.
b) Từ 30 ngày đến 45 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo thống kê, báo cáo tài chính.
Tại sao nên tìm hiểu làm Báo cáo tài chính càng sớm càng tốt?
Lợi ích nếu tìm hiểu lập Báo cáo tài chính sớm
1. Đảm bảo được nộp hồ sơ đúng chuẩn, đúng hạn, không bị phạt
Như bạn đã biết, BCTC cần chuẩn chỉ, tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng chuẩn mực kế toán. Khi lập BCTC, các kế toán viên phải xác định rõ doanh nghiệp của mình thuộc chế độ kế toán nào để từ đó có thể áp dụng cách khai BCTC chuẩn xác một cách chuẩn xác, tránh những sai sót có thể xảy ra.
Do vậy nếu có kế hoạch quản lý dữ liệu, chứng từ từ sớm thì việc làm báo cáo cuối năm sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Nếu có lỗi, chênh lệch số liệu… kế toán có thể có thêm thời gian tìm ra và hoàn thành nhanh hơn. Từ đó có thể đảm bảo hồ sơ BCTC đảm bảo đúng chuẩn, đầy đủ tránh sai sót.
Đối với từng loại hình doanh nghiệp sẽ có quy định khác nhau, doanh nghiệp cần lưu ý để nộp BCTC đúng thời hạn, nộp đầy đủ cho các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên có rất nhiều lý do khiến doanh nghiệp nộp chậm BCTC: DN mới thành lập chưa nắm rõ nghĩa vụ thuế dẫn đến không kịp nộp báo cáo tài chính theo đúng kỳ hạn, có sự thay đổi nhân sự trong bộ phận kế toán… Việc nộp chậm sẽ phải làm giải trình và chịu án phạt theo quy định. Chuẩn bị và có kế hoạch sớm cho Báo cáo tài chính sẽ giúp doanh nghiệp tránh tình trạng này.
2. Đảm bảo được số liệu trên bộ hồ sơ báo cáo tài chính hợp lý, tránh cơ quan Thuế có thể kiểm tra nhanh và quan tâm kỹ hơn
Kiểm tra thuế là hoạt động thường xuyên, mang tính nhiệm vụ, nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan quản lý thuế dựa trên những hồ sơ khai thuế của đối tượng cần nộp thuế.
Nếu phát hiện có dấu hiệu sai lệch, vi phạm thì cơ quan Thuế có thể yêu cầu kiểm tra trên bất kỳ trên cá nhân nộp thuế nào. Việc kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý thuế trên những hồ sơ khai thuế.
Chuẩn bị làm BCTC sớm sẽ giúp có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tính chính xác cao trong từng loại số liệu đã khai báo. Từ đó số liệu trên bộ hồ sơ BCTC sẽ đảm bảo được tính xác thực thông tin trong hồ sơ khai thuế, đầy đủ, chuẩn xác, tuân thủ nghĩa vụ của người nộp thuế.
3. Nắm được số liệu chính xác về lãi lỗ, số tiền thuế phải nộp sớm nhất để có kế hoạch tài chính cho việc đó
BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho những người có liên quan để xem xét và đưa ra các quyết định về các hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị.
Việc đọc Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi lỗ) trên hồ sơ BCTC sẽ giúp xác định doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi hay không. Ngoài việc đọc số liệu doanh thu và chi phí đến từ hoạt động kinh doanh chính thì số liệu thu nhập khác, chi phí khác cũng hết sức quan trọng. Vì nó giúp nhận định được lợi nhuận sau thuế chủ yếu đến từ hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp hay hoạt động khác. Việc này giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh, luồng tiền chi tiêu để có phương hướng điều chỉnh kế hoạch phù hợp.
Số liệu về lãi lỗ cần chính xác thì mới xác định được số tiền thuế phải nộp đúng đắn. Khi nắm được số tiền thuế phải nộp, doanh nghiệp có thể chủ động tính toán mức thuế phải nộp và thời gian nộp, tránh trường hợp nộp thuế muộn gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
4. Lập được kế hoạch bổ sung chi phí, ghi nhận chi phí hợp lý, hợp lệ cho năm cũ và các năm tiếp theo
Thông tin về chi phí là hữu ích trong việc dự báo dòng tiền trong tương lai nên chúng cần được công bố chi tiết trong các BCTC. Chuẩn bị sớm sẽ giúp kế toán viên có kế hoạch bổ sung, ghi nhận chi phí hợp lệ cho năm cũ và các năm tiếp theo.
Khi lập BCTC, doanh nghiệp phải liên tục kiểm tra và đảm bảo tính hợp lý của hồ sơ, tỷ lệ chi phí trên mức doanh thu, các tài khoản, ghi nhận chi phí được phản ánh đúng với thực tế và phù hợp với nguyên tắc kế toán. Trong trường hợp kế toán viên phát hiện sai sót, cần phải tìm hiểu nguyên nhân và kịp thời điều chỉnh để có thể đảm tính chính xác khi thực hiện kê khai BCTC.
Theo đó, cần xác định được loại chi phí nào có thể được trừ khi tính thu nhập chịu thuế để được ghi nhận chi phí hợp lý. Trường hợp ở năm liền trước hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
Ví dụ: Doanh nghiệp phát hiện hóa đơn mua hàng năm 2017 chưa hạch toán và kê khai, doanh nghiệp cần điều chỉnh kê khai bổ sung điều chỉnh quyết toán thuế. Căn cứ theo quy định, những hóa đơn mua vào từ năm 2017 vẫn được kê khai khấu trừ vào năm 2018. Tuy nhiên để tuân thủ nguyên tắc phù hợp, thì những hóa đơn đó là chi phí của năm 2017, hoặc hàng hóa đã tiêu thụ của năm 2017, thì bạn cần điều chỉnh vào năm 2017 cho phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
5. Có danh mục các hồ sơ chi phí có rủi ro để xác định giải trình cho cơ quan Thuế khi thanh kiểm tra
Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động thường niên, đây là sự giám sát của cơ quan thuế đối với hoạt động, giao dịch phát sinh nghĩa vụ thuế. Chủ đề “THANH – KIỂM TRA THUẾ” là 1 chủ đề được rất nhiều người quan tâm vì nó không những đòi hỏi về chuyên môn mà còn đòi hỏi về cách ứng xử với cơ quan thuế.
Dù chỉ là công ty nhỏ, khi bị thanh tra thuế vẫn phải làm đủ danh mục hồ sơ giải trình để đoàn lấy dữ liệu đưa lên biên bản làm việc, biên bản kiểm tra. Việc am hiểu và nắm vững quy trình thanh tra, kiểm tra cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp và cơ quan thuế là vô cùng quan trọng.
Do đó nếu làm BCTC sớm, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được khoản chi phí có rủi ro khai thuế dễ bị Thanh tra thuế yêu cầu giải trình. Qua đó sẽ sẵn có kế hoạch chuẩn bị danh mục các hồ sơ chi phí có rủi ro. Nếu có bất ngờ bị yêu cầu giải trình thì doanh nghiệp cũng có thể phần nào yên tâm do đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tránh rủi ro giải trình sai, không chứng minh được số thuế phải nộp, số thuế được miễn, số thuế bổ sung, số thuế hoàn đúng.
Thời điểm tìm hiểu làm Báo cáo tài chính
Để lập được BCTC đúng chuẩn là việc cần nhiều thời gian, công sức của Kế toán và Doanh nghiệp. Vậy thì đâu sẽ là thời điểm tốt nhất để tìm hiểu lập Báo cáo tài chính cho các Doanh nghiệp? Các Doanh nghiệp cần tìm hiểu càng sớm càng tốt, tuy nhiên thời điểm quan tâm muộn nhất trong năm nên là tháng 01 của năm tiếp theo. Bởi nếu trễ hơn thì doanh nghiệp rất dễ đối mặt với việc không đủ thời gian rà soát các sai sót trong quá trình làm báo cáo tài chính.
Có nên thuê dịch vụ Báo cáo tài chính?
Tại thời điểm hiện tại, các chủ Doanh nghiệp có nhiều lựa chọn để lập BCTC: nhờ người thân, người quen, Kế toán nội bộ tự tìm hiểu để làm, tuyển nhân viên Kế toán, thuê dịch vụ bên ngoài. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của 1KETOAN, ngay bây giờ, việc thuê dịch vụ để lập BCTC sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn cho Doanh nghiệp.
Dịch vụ có nhân sự cập nhật luật thuế liên tục nên tránh được rủi ro sai sót, tối ưu thuế
Mỗi lỗi xảy ra trong bản BCTC của doanh nghiệp có thể gây thiệt hại tới hàng chục triệu đồng. Để tìm lại được lỗi sai gần như là bạn phải làm lại từ đầu cho nên rất tốn thời gian và công sức. Trong khi thời gian đó lẽ ra doanh nghiệp có thể tranh thủ tập trung kinh doanh tạo ra lợi nhuận hơn. Điều này hoàn toàn có thể khắc phục nếu sử dụng dịch vụ Báo cáo tài chính.
Bởi các dịch vụ thuê ngoài có đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm và chuyên môn về Thuế, thường xuyên cập nhật các luật Thuế mới. Những nhân viên của các dịch vụ Kế toán có thể giúp Doanh nghiệp tránh phải rủi ro hoặc những lỗi khi lập BCTC. Từ đó có thể giúp đảm bảo:
– Tối ưu tiền thuế phải nộp, tránh rủi ro khi bị Thanh tra thuế.
– Hệ thống Báo cáo tài chính cũng như hệ thống chứng từ, sổ sách sẽ được đảm bảo hoàn chỉnh, đúng luật.
Dịch vụ giúp tối ưu chi phí nhân sự
Đối với những doanh nghiệp quy mô nhỏ, số lượng nghiệp vụ kinh tế ít, việc thuê dịch vụ BCTC sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc doanh nghiệp thuê 1 kế toán cứng về làm báo cáo tài chính cho mình.
Thêm đó, sử dụng dịch vụ uy tín, dù chi phí rẻ hơn thuê kế toán bạn vẫn sẽ nhận được những phương án tư vấn của chuyên gia có kinh nghiệm làm BCTC lâu năm. Họ sẽ đưa ra cho doanh nghiệp các cách làm, phương án để tối số tiền mà doanh nghiệp sẽ phải nộp cho cơ quan Thuế nhà nước; hoặc chỉ ra những vấn đề về tài chính mà doanh nghiệp đang gặp.
Dịch vụ có đủ nhân sự để xử lý khối lượng dữ liệu lớn và kịp thời
Nhân viên kế toán phải là người am hiểu chuyên môn và luôn cập nhật sự thay đổi của quy định pháp luật để giải quyết các vấn đề phát sinh.
Đối với các doanh nghiệp, đôi khi tình trạng bàn giao cho kế toán mới sẽ diễn ra. Điều này đòi hỏi mất khá nhiều thời gian để người mới tiếp nhận hồ sơ để có kế hoạch làm báo cáo tài chính đúng chuẩn mực nguyên tắc kế toán. Nếu chưa có kinh nghiệm, rất dễ sẽ bị quá tải với khối lượng dữ liệu khổng lồ và để xảy ra sai sót.
Dịch vụ Kế toán thuê ngoài có đủ nhân sự để xử lý được khối lượng dữ liệu lớn và đúng thời hạn. Các Kế toán viên của dịch vụ có thể tập hợp và rà soát các chứng từ Kế toán và xây dựng sổ sách Kế toán đúng chuẩn. Ngoài ra, họ sẽ lập Bộ Báo cáo tài chính đúng chuẩn và hỗ trợ giải trình Thanh tra Thuế nếu cần.
Dịch vụ có thể tư vấn được cho DN cho các năm tiếp theo
Các dịch vụ thuê ngoài sẽ giúp các Doanh nghiệp tối ưu thuế và tránh phải nộp các loại phạt. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể được tư vấn cho các năm tiếp theo.
Sở hữu đội ngũ kế toán kinh nghiệm lâu năm nên dịch vụ Báo cáo tài chính sẽ dựa trên số liệu báo cáo mà đưa ra các đề xuất giúp doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động tài chính.Từ đó, chủ Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí và có kế hoạch kinh doanh hiệu quả vào các năm tiếp theo.
Trên đây là những chia sẻ dựa trên kinh nghiệm làm dịch vụ Báo cáo tài chính nhiều năm nay của 1KETOAN. Chúng tôi hy vọng, những thông tin này sẽ mang tới lời khuyên thiết thực và hữu ích cho quý doanh nghiệp.
Nếu bạn đang bận rộn và gặp vấn đề với bản báo cáo tài chính của mình hãy cho chúng tôi biết bằng cách điền thông tin vào mẫu sau: LIÊN HỆ, hoặc liên hệ theo Hotline/Zalo (24/7): 0888.005.630. 1KETOAN với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!