20 vấn đề doanh nghiệp thường bị thanh kiểm tra Thuế quan tâm (P.2)
Việc thanh, kiểm tra Thuế luôn làm doanh nghiệp đau đầu. Tiếp theo loạt bài viết trước , 1ketoan.com xin được gửi đến các thông tin tiếp theo của các vấn đề cần chú ý khi Thanh kiểm tra Thuế.
Chúng ta sẽ tiếp tục đi đến các vấn đề liên quan đến chi phí mà hay bị cơ quan Thuế tập trung tới.
CHI PHÍ ĂN UỐNG, TIẾP KHÁCH
Chi phí ăn uống, tiếp khách là loại hình chi phí mà cơ quan Thuế nào cũng quan tâm. Chi phí này chỉ hợp lý với các thông tin:
- Thông tin nhà hàng, địa điểm thời gian chính xác
- Các thông tin trên hóa đơn đầy đủ.
Thông tin trên hóa đơn phải bao gồm:
- Tên dịch vụ: Dịch vụ ăn uống
- Ghi đầy đủ bảng kê đi kèm với hóa đơn dịch vụ
- Hóa đơn phải ghi đầy đủ thông tin mới được tính là phù hợp.
Ngoài ra, cần chú ý: Chi phí ăn uống không được vượt quá 15% tổng chi phí ( Khoảng 5 % doanh thu). Nếu trên chắc chắn sẽ bị chú ý.
CHI PHÍ XĂNG XE
Chi phí xăng xe phát sinh của doanh nghiệp phải kiểm tra thực sự kỹ :
- Có thực sự hợp lý đối với tiêu hao nhiên liệu của 1 xe ô tô (khoảng bao nhiêu lít xăng/ 100 km)?
- Có đủ những tai liệu hỗ trợ: Nhật trình xe phục vụ, ghi rõ quãng đường đi đến, chỉ số công tơ mét, tình trạng xe, nhiên liệu…để quản lý chi phí và tránh các rủi ro bị loại thuế GTGT, chi phí được trừ khi Cơ quan thuế thanh kiểm tra.
Với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải :
- Chi phí xăng xe: Phù hợp với doanh thu của doanh nghiệp ( Tỉ lệ 10 ~ 30 %)
- Chi phí phải xem xét và được xác nhận với bên dùng dịch vụ
Chỉ khi những chi phí này được giải thích hợp lý cơ quan thuế mới bỏ qua. Khi doanh nghiệp bị thanh, kiểm tra, hãy chuẩn bị trước hồ sơ vì những tài liệu này không thể lấy lại.
CHI PHÍ CƯỚC VẬN CHUYỂN, ĐI LẠI
Chi phí vận chuyển là chi phí phát sinh nhiều cho doanh nghiệp. Chi phí này cũng có thể sinh nhiều vấn đề. Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ những chi tiết sau:
- Hợp đồng vận chuyển: Nếu thuê cố định 1 bên vận tải
- Bảng kê cước vận chuyển: Theo hợp đồng, chuyến
- Hỗ trợ đi lại cho nhân viên: Chính sách đầy đủ, chứng tư cho nhân viên
- Khi cơ quan thuế thanh kiểm tra, nếu không cung cấp được các chứng từ chứng minh các khoản chi phí cước vận chuyển là khoản chi thực tế phát sinh, phục vụ hoạt động SXKD, chứng minh cung đường đi – đến, số lượng hàng hóa vận chuyển…thì các hóa đơn này sẽ bị loại thuế GTGT, truy thu thuế TNDN. Doanh nghiệp, cần rà soát, bổ sung các giấy tờ trên để đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp.
CHI PHÍ LƯƠNG CỦA CHỦ SỞ HỮU
Tại tiết d, điểm 2.5, khoản 2, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ ngày 02/08/2014, áp dụng từ kỳ tính thuế TNDN năm 2014 trở đi và thay thế cho Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012, hướng dẫn các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
“d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.”
Như vậy, với các công ty chủ sở hữu thuộc những điều trên, không được kê khai chi phí.
Nếu kê khai, cơ quan Thuế sẽ loại bỏ và tính tiền chậm nộp.
CHI PHÍ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP
Chi phí nhân lực doanh nghiệp là một trong những chi phí ngày càng được chú ý trong thời gian gần đây. Do doanh nghiệp phát sinh nhiều lý do sử dụng nhân lực.
Vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau:
- Đảm bảo lao động có hợp đồng
- Bảo hiểm xã hội với nhân viên theo đúng luật
- Kiểm tra và xác nhận tình hình Thuế TNCN
Với chi phí lương, đặc biệt DN sản xuất, xây dựng, sẽ bị kiểm tra rất kỹ. Doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý
Như vậy, 1ketoan.com vừa đưa ra thông tin phần 2 về 20 vấn đề được cơ quan Thuế quan tâm khi thanh, kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề này, hãy tiếp tục theo dõi loạt bài của chúng tôi.
>> Xem thêm thông tin vê Kế toán Thuế