Tạm ngừng kinh doanh

Luật Thuế Mới: Quản Lý Doanh Nghiệp Khi Tạm Ngừng Kinh Doanh Như Thế Nào?

5/5 - (8 bình chọn)

Dịch covid trong thời gian qua đã tàn phá không chỉ nền kinh tế trong nước mà còn toàn cầu một cách nghiêm trọng. Trong tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã phải tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, các hoạt động thực hiện nghĩa vụ với cơ quan thuế vẫn diễn ra bình thường. Về phía cơ quan nhà nước đã ban hành và bổ sung một số chính sách mới để hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời. Bài viết dưới đây của 1KETOAN sẽ giúp bạn hiểu rõ tình hình thuế trong giai đoạn này.

Tạm ngừng kinh doanh theo quy định pháp luật là như thế nào?

Việc kinh doanh của doanh nghiệp buộc phải dừng lại vì một lý do nào đó trong một khoảng thời gian được xác định theo quy định pháp luật. Được gọi là tạm ngừng kinh doanh.

tam-ngung-doanh-nghiep

Do vậy, ta có thể nhận thấy rằng, không phải cứ tạm ngừng hoạt động là công ty đó rơi vào tình trạng xấu. Nguyên nhân có thể là:

  • Doanh nghiệp tiến hành xây dựng và củng cố lại bộ máy hoạt động;
  • Công ty tiến hành sửa chữa, thay đổi kết cấu hạ tầng;
  • Gặp khó khăn nhưng sau khi tạm dừng để cải thiện nhằm cải thiện mô hình kinh doanh sau đó lại tiếp tục đi và hoạt động kinh doanh như thường.

Cùng với đó, doanh nghiệp tạm thời không thực hiện hoạt động kinh doanh không quá 2 năm. Nghĩa là doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, xuất hóa đơn hay bất kỳ giao dịch nào khác. Sau khi hết thời gian, doanh nghiệp phải quay trở lại hoạt động. Nếu không thì doanh nghiệp phải chuyển nhượng hoặc giải thể.

Thời gian tối đa mà doanh nghiệp được phép tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Tại điều 76 Nghị định 78/2015/NĐ – CP có quy định rõ về thời gian như sau:

Quy định về tạm ngừng kinh doanh

Điều 76. Tạm ngừng kinh doanh

  1. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Thời gian không được quá 01 năm.
  2. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký cấp huyện đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Cơ quan đăng ký cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ sau khi tiếp nhận thông báo. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, chủ doanh nghiệp có phải nộp thuế không?

Khi doanh nghiệp đang tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện kê khai và nộp thuế. Theo quy định tại nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi nghị định 22/2020/NĐ-CP như sau:

Thuế và tờ khai thuế môn bài

Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài
5. Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 điều 4 thông tư 302/2016/TT-BTC:

3. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đang sản xuất, kinh doanh và có thông báo gửi cơ quan thuế về việc tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm.

Như vậy, doanh nghiệp không phải nộp tiền thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài trong trường hợp tạm ngừng kinh doanh. Nếu tạm ngừng hoạt động không trọn năm thì vẫn phải thực hiện nộp tiền thuế và tờ khai đầy đủ theo quy định. Và vẫn phải nộp phí môn bài cả năm.

Tờ khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn từ thời điểm được Phòng đăng ký kinh doanh xác nhận doanh nghiệp đang tạm dừng.

Báo cáo tài chính

Theo quy định tại điều 14 và khoản 3 điều 16 thông tư 151/2014/TT-BTC quy định như sau:

Điều 14. Sửa đổi điểm đ, Khoản 1, Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ (gọi chung là Thông tư số 156/2013/TT-BTC) như sau:

“đ) Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.

Điều 12. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp

3. Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN.
  • Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động.
  • Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC và Thông tư này (tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế).

Như vậy, doanh nghiệp tạm dừng tròn năm thì không phải thực hiện nộp báo cáo tài chính. Nếu không tròn năm doanh nghiệp vẫn phải nộp báo cáo tài chính cho phần thời gian doanh nghiệp chưa đăng ký tạm dừng.

Điểm mới trong Quản lý doanh nghiệp khi tạm ngừng kinh doanh

Về căn cứ xác định thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc hoạt động, kinh doanh trở lại trước thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 4

Trước đâyHiện tại
Tại Khoản 2 Điều 21 Thông tư số 95/2016/TT-BTC quy định thời gian tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động, kinh doanh trở lại trước thời hạn thực hiện theo văn bản đăng ký của người nộp thuế. Cơ quan thuế nhận văn bản đăng ký hoặc hoạt động, kinh doanh trở lại trước thời hạn của tất cả người nộp thuế.Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế, Nghị định đã quy định đối với người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, thông báo hoặc yêu cầu tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc hoạt động, kinh doanh trở lại trước thời hạn thì thời gian tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động, kinh doanh trở lại trước thời hạn thực hiện theo văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Cơ quan thuế không nhận văn bản đăng ký tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động, kinh doanh trở lại trước thời hạn của người nộp thuế mà nhận văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp gửi đến.
Tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư số 95/2016/TT-BTC quy định thời gian là 15 ngày đối với tổ chức và 01 ngày làm việc đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh.Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Quản lý thuế, Nghị định đã quy định đối với người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh thì nộp văn bản đăng ký tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động, kinh doanh trở lại trước thời hạn cho cơ quan thuế chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc hoạt động, kinh doanh trở lại trước thời hạn.
Chưa có quy định này.Bổ sung quy định thời gian giải quyết và trả kết quả tạm ngừng hoạt động, kinh doanh của cơ quan thuế cho người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh.

Về quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh quy định tại Khoản 2 Điều 4

Trước đâyHiện tại
Tại Điều 14 Thông tư số 151/2014/TT-BTC sửa đổi điểm đ, Khoản 1, Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ (gọi chung là Thông tư số 156/2013/TT-BTC):
“đ) Người nộp thuế trong thời gian này không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm…”
Sửa đổi quy định quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế về quản lý thuế và quyền hạn và trách nhiệm của người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh.

Về quy định người nộp thuế đăng ký thuế

Trước đâyHiện tại
Áp dụng quy định của quản lý thuế đối với các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu (được gọi chung là thuế).Bổ sung quy định người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế không được đăng ký, kinh doanh khi cơ quan thuế đã có Thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký tại Khoản 4 Điều 4.

>>> Xem thêm:

Trên đây là thông tin chi tiết và mới nhất về luật tạm ngừng kinh doanh. Nếu bạn còn vấn đề chưa được giải đáp, vui lòng gọi Hotline 0888.005.630 để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *